Xây dựng vùng nguyên liệu trái cây - Bài cuối: Giữ vững thị trường nội địa
Mặc dù trái cây Việt Nam đã có mặt ở khắp 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng sản lượng trái cây xuất khẩu chỉ chiếm 10% tổng sản lượng trái cây sản xuất hàng năm của cả nước. Số lượng còn lại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Tuy nhiên, việc giữ vững thị trường nội địa không kém phần quan trọng so với xuất khẩu trước sự thâm nhập của các sản phẩm trái cây các nước khi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia có hiệu lực.
Tôn trọng người tiêu dùng trong nước
Ngoài mục tiêu xuất khẩu, các sản phẩm trái cây vẫn chủ yếu được tiêu thụ mạnh trong nước. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, “sân nhà” vẫn là nơi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đối với các nhà sản xuất rau củ quả Việt Nam.
Bởi lượng hàng hóa sản xuất ra được người dân lựa chọn trực tiếp, không mất nhiều chi phí vận chuyển, thời gian bảo quản, cũng như nhiều thủ tục “kiểm tra chất lượng”, “hàng rào kỹ thuật” như hàng hóa xuất khẩu.
Đồng thời, người tiêu dùng nội địa luôn sẵn sàng ủng hộ sản phẩm trong nước làm ra để xoay vòng kinh tế nhanh, tiêu thụ lớn nguồn hàng tươi này.
Chính vì điều này, trước khi trái cây được đóng gói, dán nhãn xuất khẩu, đã mang lại lợi ích cao cho người sản xuất. Để có thể giữ vững thị trường nội địa, người tiêu dùng trong nước cũng cần được đối xử công bằng. Theo ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ngành trái cây Việt Nam phải quyết tâm sản xuất chất lượng cao và tôn trọng người tiêu dùng.Việc xây dựng vùng nguyên liệu trái cây, liên kết nông dân sản xuất trái cây, tập huấn kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, an toàn kỹ thuật trước hết vẫn là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, giữ vững lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam đối với trái cây Việt Nam.
Nếu không làm được điều này, 90% sản lượng trái cây Việt Nam sẽ bị người tiêu dùng trong nước “bỏ rơi” để chạy theo các loại trái cây được nhập khẩu từ nước ngoài, chỉ vì chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe.
Nhiều ý kiến băn khoăn, vì sao người tiêu dùng thế giới được sử dụng các loại trái cây tuyển chọn khắt khe, còn người tiêu dùng nội địa lại chỉ được mua sản phẩm loại 2, loại 3, thậm chí trái cây chất lượng kém.Trăn trở với điều này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cũng vạch chiến lược phục vụ người tiêu dùng trong nước loại trái cây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Theo anh Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Vina T&T, thị trường nội địa mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội lớn hơn cả thị trường xuất khẩu.Bởi người tiêu dùng cũng được phân chia nhiều phân khúc khác nhau. Nhiều người chấp nhận trả giá cao để mua sản phẩm trái cây nhập khẩu, độ tươi ngon không bằng sản phẩm của Việt Nam do trải qua quá trình bảo quản, đông lạnh.
Vì vậy, Vina T&T đã mở chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp các loại trái cây Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu, Australia để cung cấp cho chính người tiêu dùng trong nước.Khi người tiêu dùng trong nước được tôn trọng như những người tiêu dùng nước ngoài, họ sẵn sàng chi trả giá cao cho sản phẩm nước nhà, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người sản xuất trái cây.
“Hậu phương” vững chắc cho ngành sản xuất trái cây
Chỉ khi thị trường nội địa được tôn trọng và phát triển vững mạnh, người sản xuất mới có thêm động lực để duy trì sản xuất. Bởi các thị trường nhập khẩu vốn thường xuyên biến động, áp lực cạnh tranh với sản phẩm của nước chủ nhà gay gắt, các chỉ tiêu kỹ thuật luôn quá cao so với tiêu chuẩn của Việt Nam.
Điều này nói lên rằng, thị trường nội địa là hậu phương cho ngành trái cây phát triển, từ đó mới đủ nguồn lực phục vụ cho xuất khẩu.
Qua khảo sát các hộ nông dân sản xuất trái cây phục vụ cho xuất khẩu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết những nông dân này đều nhận thức rõ rằng, đại đa số người tiêu dùng, bao gồm người tiêu dùng nước ngoài lẫn trong nước đều đòi hỏi sản phẩm trái cây ngon, chất lượng cao.Trong trường hợp sản phẩm sản xuất ra không được thu mua phục vụ cho xuất khẩu, sản phẩm trái cây của họ vẫn được người tiêu dùng trong nước lựa chọn, thay cho hàng hóa từ nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Khải, thành viên Hợp tác xã xoài xuất khẩu Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp chia sẻ, với xu thế hiện nay, ngoài việc sản xuất để bán cho người tiêu dùng, các hợp tác xã sản xuất trái cây còn có xu hướng phát triển du lịch vườn sinh thái.Với những vườn cây sản xuất theo tiểu chuẩn VietGap, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, an toàn cho sức khỏe sẽ dễ dàng trở thành điểm đón khách du lịch.
Cũng tại các vườn trái cây, du khách trực tiếp hái loại trái cây ưa thích và sử dụng tại chỗ. Nếu chất lượng không tốt, thì chính người nông dân sẽ “mất cả chì lẫn chài”.Ngoài ra, trước xu thế mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, người tiêu dùng chỉ cần chia sẻ những loại trái cây gây hại cho sức khỏe, trái cây của nhà vườn A nào đó không đạt tiêu chuẩn an toàn sức khỏe... thì ắt sẽ bị người dùng tẩy chay.
Do đó, vùng nguyên liệu trái cây nói chung, các nhà vườn sản xuất trái cây nói riêng phải đặt mục tiêu trước nhất là sản xuất vì những người tiêu dùng nội địa, cũng là một cách phòng tránh rủi ro cho chính mình.
Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện các nước nhập khẩu trái cây Việt Nam đang có xu hướng tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính họ.Đây cũng là lý do các quốc gia này gia tăng hàng rào kỹ thuật, phòng vệ thương mại về chất lượng, thương hiệu, giá cả,… tạo nên thách thức lớn và gây khó khăn cho sản phẩm trái cây Việt Nam.
Vì thế, người sản xuất trái cây trong nước cần đồng lòng thực hiện chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ tại thị trường nội địa, tạo kết cấu tiêu dùng chặt chẽ trước sự thâm nhập của hàng hóa từ nước khác, giảm chi phí trung gian, chi phí sản xuất, đảm bảo quy trình kỹ thuật và giống chất lượng cao để đáp ứng tiêu dùng trong nước.Kinh tế trong nước phát triển mạnh sẽ tạo bệ phóng cho sản phẩm Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài mạnh mẽ hơn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng vùng nguyên liệu trái cây - Bài 1: Chủ động vùng nguyên liệu tập trung
14:41' - 30/05/2018
Trái cây Việt Nam hiện đã có mặt khắp 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, những thị trường tiêu thụ trái cây Việt Nam lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Indonesia,…
-
Kinh tế Việt Nam
Đà khả quan của xuất khẩu trái cây Việt
16:02' - 09/04/2018
Được đẩy mạnh xuất khẩu 3 năm trở lại đây, mặt hàng trái cây đã thể hiện vai trò lớn trong việc đóng góp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
-
DN cần biết
Năm 2018, mục tiêu toàn bộ cửa hàng bán trái cây trên địa bàn Hà Nội có đăng ký
16:44' - 15/12/2017
Hà Nội đang triển khai Đề án "Thí điểm quản lý cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành" với mục tiêu đến hết năm 2018 có 100% cửa hàng có đăng ký kinh doanh theo quy định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni, Nhật Bản
21:16' - 14/07/2025
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp bàn mở rộng cao tốc: Cú hích hạ tầng vùng Tây Nam Bộ
20:38' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang đã làm việc với Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Xây dựng) về Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa Halal rộng mở cho hàng Việt
19:38' - 14/07/2025
Thị trường Halal toàn cầu hiện có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, với lượng người tiêu dùng hiện hơn 2 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai bổ sung 600.000 m3 đá phục vụ dự án sân bay Long Thành
17:34' - 14/07/2025
Đồng Nai đã phân khai gần 8,4 triệu m3 đá phục vụ các cự án trọng điểm phía Nam. Trong số đó, sân bay Long Thành được phân khai hơn 4,3 triệu m3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu phân khai gần 1,8 triệu m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp gặp khó với các quy định pháp luật kinh doanh hiện thời
17:04' - 14/07/2025
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ ngày 19/5 tới nay, VCCI nhận được 220 phản ánh về những vướng mắc, khó khăn liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới
17:01' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ hai (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu phương án hạn chế xe phát thải cao tại khu vực ô nhiễm
16:19' - 14/07/2025
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tính toán và đề xuất phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ gỡ vướng dự án, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
15:18' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Văn Lâu có buổi làm việc với các sở, ngành thành phố về thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Khẩn trương hành động cho vùng phát thải thấp
13:09' - 14/07/2025
Từ nay đến ngày 1/7/2026 không còn nhiều, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi phương tiện, đồng thời có các biện pháp tăng cường giao thông công cộng.