Xây dựng vùng trồng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu EU
Theo thông tin tại Hội nghị triển khai các yêu cầu của Nhật Bản đối với vải xuất khẩu và xin ý kiến vào dự thảo kế hoạch “Xây dựng, mở rộng vùng trồng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương tổ chức ngày 21/2, sản lượng vải niên vụ 2020, toàn tỉnh dự kiến khoảng 46.000 tấn, cao hơn khoảng 21.555 tấn so với niên vụ năm 2019.
Hiện tỉnh Hải Dương đang xây dựng kế hoạch mở rộng vùng sản xuất vải theo tiêu chuẩn quốc tế và triển khai các biện pháp xúc tiến thương mại, quảng bá vải thiều năm 2020.
Thống kê của tỉnh Hải Dương cho thấy, diện tích vải niên vụ năm 2020 của tỉnh khoảng 9.750 ha; trong đó, có 265 ha được chứng nhận VietGAP.
Đến thời điểm này, trà vải sớm ra hoa đạt trên 90%, cao hơn 10% so với niên vụ vải năm 2019; trà vải thiều ra hoa 65-70%.
Theo đánh giá, năm nay, tỷ lệ vải thiều ra hoa cao gấp 3-4 lần so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, trà vải sớm sẽ cho thu hoạch từ ngày 10-30/5/2020 và vải thiều thu hoạch từ ngày 1-30/6/2020.
Giai đoạn từ 2015-2019, tỉnh Hải Dương đã xây dựng thành công 13 vùng vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Mỹ, Australia, EU với tổng diện tích 130 ha và đã xuất khẩu thành công vải thiều sang Australia, Mỹ, EU và các nước Trung Đông.
Cuối năm 2019, Nhật Bản chính thức mở cửa cho quả vải tươi của Việt Nam. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc mới đây cũng đã thắt chặt yêu cầu đối với nông sản nhập khẩu chính ngạch.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến về giải pháp xúc tiến thương mại, quảng bá, nâng cao vị thế cho vải thiều Hải Dương năm 2020 đã được đại diện các sở, ngành, địa phương trao đổi.
Theo ông Nguyễn Phúc Thịnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương), trong những năm qua, việc xuất khẩu vải đi Mỹ, Australia tuy sản lượng chưa nhiều nhưng lại tạo động lực cho nông dân và các địa phương quan tâm sản xuất các sản phẩm chất lượng. Ông Thịnh mong muốn việc tập huấn, tuyên truyền được tỉnh, các sở ngành triển khai sớm sẽ thuận lợi cho việc tiêu thụ.
Niên vụ vải năm nay, huyện Thanh Hà có khoảng 3.600 ha vải; trong đó, 1.700 ha vải sớm và 1.900 ha vải thiều. Ông Ngô Bá Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết, đến thời điểm này, huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội vải thiều năm 2020, dự kiến lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày.
Ông Định đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu liên kết sớm với vùng trồng và mong muốn tỉnh sớm thông qua kế hoạch lễ hội vải thiều để tập huấn các tiêu chuẩn và hỗ trợ cho người sản xuất được kịp thời.
Đại diện ngành công thương, bà Nguyễn Thị Kim Phượng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương cho rằng, song song với việc chú trọng xuất khẩu, các địa phương cần quan tâm triển khai sớm việc quảng bá để nâng cao hiệu quả tiêu thụ vải ở thị trường trong nước.
Ông Trần Văn Quân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, sắp tới, bên cạnh việc tăng cường truyền thông, quảng bá, Sở sẽ sớm tổ chức cuộc hội thảo riêng với các doanh nghiệp lĩnh vực nông sản để lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp.
Dự thảo Kế hoạch “Xây dựng, mở rộng vùng trồng vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU" do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đề xuất sẽ trình UBND tỉnh Hải Dương trong cuối tháng 2 này.
Theo đó, dự kiến năm 2020, Hải Dương sẽ lựa chọn, triển khai 22 vùng vải tại Thanh Hà và thành phố Chí Linh sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng diện tích 200 ha đáp ứng các yêu cầu khắt khe về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU…; trong đó, có 70 ha vải sớm và 130 ha vải thiều.
Nông dân vùng trồng sẽ được chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, thu hái, ghi chép nhật ký sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, kiểm soát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Doanh nghiệp xuất khẩu được hướng dẫn, kết nối với các vùng trồng; được hỗ trợ giám sát vùng sản xuất, giới thiệu công nghệ xử lý sau thu hoạch. Cùng với đó, thử nghiệm vận hành hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý mã số vùng trồng vải theo tiêu chuẩn quốc tế.
Để đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ quả vải, tỉnh Hải Dương sẽ mời các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đến thăm vùng sản xuất, tổ chức hội thảo bàn biện pháp tiêu thụ; kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu với cơ sở đóng gói, sơ chế và các vùng trồng vải đã được cấp mã số; giới thiệu tem truy xuất nguồn gốc, giấy chứng nhận mã số vùng trồng, giấy chứng nhận VietGAP và các chứng nhận, thương hiệu để quảng bá vải thiều Hải Dương; tổ chức Lễ hội vải thiều năm 2020; tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá vải thiều tại Nhật Bản và các thị trường trong, ngoài nước để mở rộng thị trường cho quả vải.../.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chuẩn bị các điều kiện để xuất khẩu vải quả tươi sang Nhật Bản
17:13' - 13/02/2020
Nhật Bản đã chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang nước này trong niên vụ 2020 đang là tin mừng cho người trồng vải và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước.
-
DN cần biết
Quyết định của Nhật Bản mở ra "cánh cửa" mới cho vải thiều Việt Nam
15:41' - 09/01/2020
Theo ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, việc Nhật Bản cho phép nhập khẩu quả vải thiều của Việt Nam sẽ giúp mở ra “những cánh cửa xuất khẩu” mới cho mặt hàng này.
-
Kinh tế tổng hợp
Hải Dương đón bắt cơ hội đưa vải thiều sang Nhật
12:44' - 23/12/2019
Hiện toàn tỉnh Hải Dương đã có 13 vùng trồng với diện tích gần 132 ha vải được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu vải đi các thị trường Mỹ, Australia, EU...
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.