Xem xét điều chỉnh nhiều nội dung về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu
Khai mạc hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Ban Pháp chế, Phó Tổng thư ký VCCI cho biết, hiện tại, Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu để thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Nội dung được sửa đổi, bổ sung quy định lần này là về:nguyên tắc điều hành, thời gian điều chỉnh giá xăng dầu; giá bán xăng dầu tối đa; quỹ bình ổn giá xăng dầu; hệ thống kinh doanh xăng dầu; tỷ lệ sở hữu vật chất kinh doanh; điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh (kinh nghiệm, năng lực thực hiện tổng nguồn xăng dầu, kho chứa);…
Để bảo đảm tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp là lý do tổ chức buổi hội thảo nhằm ghi nhận và tổng hợp các ý kiến, phản biện từ cộng đồng xã hội đối với những văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng và tác động to lớn tới đời sống người dân và nền kinh tế.
Về đối tượng được thực hiện dự trữ lưu thông xăng dầu là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân sản xuất xăng dầu, theo ông Trí Long, cần bổ sung thêm thương nhân phân phối xăng dầu cũng là đối tượng phải tham gia dự trữ. Bởi, thương nhân phân phối được phép ký với nhiều thương nhân đầu mối và có dung tích kho tối thiểu 2000 m3. Do vậy, cần phải có nguồn hàng dự trữ tối thiểu để đảm bảo ổn định nguồn cung cho hệ thống phân phối của mình trong mọi tình huống, nhất là trong bối cảnh chưa có kho dự trữ lớn xăng dầu quốc gia, đồng thời chia sẻ bớt cho dự trữ của thương nhân đầu mối.
Đại diện tiếng nói doanh nghiệp, bà Trần Thụy Thùy Trâm, Giám đốc Công ty TNHH TM Đoan Việt cho biết, cùng với nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và cả nước nói chung, đã nhiều lần gửi kiến nghị lên Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Liên Bộ và Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, nêu những bất cập khó khăn, gây gián đoạn nguồn cung trong kinh doanh xăng dầu; đồng thời, góp ý để sửa đổi, bổ sung nghị định mới, nhằm phù hợp với tình hình kinh doanh theo cơ chế thị trường, không để gián đoạn nguồn cung, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Trên cơ sở dự thảo, doanh nghiệp cho rằng, cần thiết phải đưa “định mức kinh doanh” hay còn gọi là “chiết khấu” vào dự thảo Nghị định mới và phân rõ định mức ở các khâu như đầu mối, thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu. Hiện nay, định mức kinh doanh có thể thấy, nằm ở cơ sở tính giá từ phía đầu mối. Nhưng, về đến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lại không có phần này. Trong khi đây là doanh nghiệp trực tiếp đưa sản phẩm thiết yếu tới tay người tiêu dùng. Mặc dù là quy mô bán lẻ, nhưng các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng chịu đủ tất cả các chi phí như doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối. Đại diện Công ty TNHH TM Đoan Việt cũng kiến nghị, chiết khấu tối thiểu ở khâu doanh nghiệp bán lẻ là 5.6% để đạt điểm hoà vốn và có lợi nhuận là từ 6-7%. Chi phí này tách rõ rạch ròi 3 khâu; trong đó, chi phí cho doanh nghiệp bán lẻ từ 6-7% và không thấp hơn 5%. Tương tự, ông Văn Tấn Phụng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Nai cho hay, đại diện cho cộng đồng 150 doanh nghiệp là thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu theo danh sách gửi kèm muốn bày tỏ sự hoan nghênh với những nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc soạn thảo một Nghị định mới để trình Chính phủ ban hành về quản lý kinh doanh xăng dầu nhằm thay thế các văn bản pháp luật hiện hành cho dù hiện tại đã không còn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế cũng như tình hình thực tế của thị trường. Thực tế, trong nhiều năm qua đã có nhiều bất cập về thể chế pháp luật và cơ chế quản lý, thậm chí đã có thời điểm khan hiếm xăng dầu đến mức độ khủng hoảng, gây nhiều hậu quả tiêu cực. Đó là các thiệt hại cho nền kinh tế, an ninh xăng dầu của đất nước không được bảo đảm, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không được tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi để cùng cạnh tranh bình đẳng, cùng tồn tại và phát triển bền vững trên thương trường nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của xã hội và người tiêu dùng. Chính vì thế, việc sửa đổi các văn bản pháp luật không còn phù hợp để ban hành các quy định và khung pháp luật mới cho hoạt động kinh doanh xăng dầu là cần thiết. Hơn bao giờ hết, cộng đồng doanh nghiệp cũng như cả xã hội và người tiêu dùng đều trông đợi và hy vọng các đổi mới căn bản có tính đột phát từ Nghị định mới đang được Bộ Công Thương soạn thảo để trình Chính phủ ban hành. Căn cứ vào nội dung dự thảo Nghị định mới, ông Tấn Phụng cho rằng, dự thảo vẫn giữ cách tiếp cận và phương pháp cũ đã không còn phù hợp từ bối cảnh thực tế cách đây hơn mười năm của Nghị định 83/2014. Thứ nhất, không xác định đúng tính chất hàng hoá của xăng dầu không phải là hàng cấm, hàng hạn chế kinh doanh, hàng nhà nước độc quyền sản xuất, kinh doanh mà chỉ là hàng hoá đặc thù thuộc diện “kinh doanh có điều kiện” theo thị trường. Thứ hai, thị trường sản xuất, kinh doanh xăng dầu đã trở nên tự do và mở cửa cho doanh nghiệp mọi thành phần, trong đó có cả đầu tư nước ngoài. Thứ ba, bởi vì xác định cả tính chất mặt hàng lẫn thị trường không đúng và phù hợp nên dự thảo nghị định tiếp tục phân chia thị trường, phân loại các doanh nghiệp bao gồm thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối và thương nhân bán lẻ, đi kèm theo đó là các địa vị pháp lý, quyền, nghĩa vụ, lợi ích và chế độ đối xử, quản lý từ phía Nhà nước khác nhau. Đáng lưu ý là thương nhân đầu mối (thuộc thiểu số trong số lượng hàng nghìn doanh nghiệp) được xếp hạng cao nhất có vị trí riêng với nhiều đặc quyền, tiếp đến là thương nhân phân phối và cuối cùng là thương nhân bán lẻ. Quan điểm và cách tiếp cận về chính sách và quản lý như trên rõ ràng là sự áp đặt duy ý chí và mang tính phân biệt đối xử, hạn chế các quyền tự do, chủ động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó hoàn toàn trái với tình thần cơ bản của Luật Doanh nghiệp...- Từ khóa :
- xăng dầu
- doanh nghiệp
- thị trường
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
PCI 2023: Nhiều chuyển biến tích cực
15:51' - 09/05/2024
Kết quả báo cáo PCI và PGI 2023 cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao nỗ lực tích cực của chính quyền các địa phương trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh so với trước đây.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Đất đai 2024: "Cú hích" cho thị trường
06:30' - 03/05/2024
Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, đã và đang nhận được sự quan tâm rộng rãi, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều ý kiến trái chiều quanh dự thảo nghị định về đất đai
16:26' - 23/04/2024
Theo các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp, những văn bản quy phạm pháp luật này tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.