Xu hướng chuyển dịch dòng vốn FDI trên thế giới (Phần 1)

05:30' - 08/09/2018
BNEWS Áp lực suy giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cùng sự sa sút trong chuỗi giá trị toàn cầu, đang là mối quan ngại lớn của các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới.
Xu hướng chuyển dịch dòng vốn FDI trên thế giới. Ảnh minh họa: EPA-EFE/TTXVN

Trong bản Báo cáo về Đầu tư thế giới năm 2018, Tổng thư ký Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) Mukhisa Kituyi cho biết tại những quốc gia nghèo khó nhất, đầu tư vào tài sản sản xuất là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.

Trong khi đó, tại những nền kinh tế đã phát triển, thách thức cũng ngày một lớn hơn khi những nền kinh tế này phải đối mặt với nhiều bất ổn địa chính trị. Theo số liệu từ Cục phân tích kinh tế Mỹ, dòng vốn FDI chảy vào Mỹ trong quý I/2018 đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017 và 2016.

Trong khi đó, tại những nền kinh tế đã phát triển, thách thức cũng ngày một lớn hơn khi những nền kinh tế này phải đối mặt với nhiều bất ổn địa chính trị. Theo số liệu từ Cục phân tích kinh tế Mỹ, dòng vốn FDI chảy vào Mỹ trong quý I/2018 đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017 và 2016.

Nếu như trong quý I/2016, tổng lượng đầu tư ròng chảy vào Mỹ là 146,5 tỷ USD, thì đến năm 2017 và 2018, con số này giảm mạnh xuống các mức lần lượt là 89,7 tỷ USD và 51,3 tỷ USD. Điều này cho thấy một sự suy giảm chung về sức hấp dẫn của Mỹ như là một địa điểm để đưa ra các cam kết kinh doanh dài hạn. 

Báo cáo của UNCTAD đã nêu bật lên sự sụt giảm mạnh mẽ của xu hướng đầu tư sử dụng vốn FDI trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự sụt giảm này đi ngược lại với những chuyển động kinh tế vĩ mô khác, khi lần lượt các chỉ số về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thương mại, đều cho thấy sự cải thiện nhất định.

Trong năm 2017, sự sụt giảm dòng vốn luân chuyển FDI trên thị trường toàn cầu được thể hiện ở cả hai hình thức đầu tư truyền thống, đó là M&A (sử dụng vốn FDI để mua lại hay sáp nhập một cơ sở kinh doanh có sẵn sau đó phát triển nó), và greenfield investment (bỏ vốn xây dựng một cơ sở kinh doanh mới). Trong đó, greenfield investment – phương thức sử dụng vốn được cho là sẽ bùng nổ trong tương lai, chứng kiến mức giảm 14%, xuống chỉ còn 720 tỷ USD. 

Về tổng thể, sự sụt giảm dòng vốn đầu tư FDI được thể hiện ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, những nền kinh tế đã phát triển là nơi có lượng vốn FDI chảy về giảm nhiều nhất, để mất tới 1/3 giá trị và rơi xuống mức 712 tỷ USD.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bên cạnh sự thiếu vắng các dự án đầu tư xuyên lục địa M&A lớn và xu hướng tái cơ cấu của doanh nghiệp, còn là sự “thất sủng” của những nền kinh tế vốn trước đây được xem như “thiên đường đầu tư”, ví dụ Mỹ và Vương quốc Anh (với các mức giảm lần lượt là 40% và 92%). 

Những bất ổn chính trị, trong đó điển hình là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ cùng các “ông lớn” khác của thế giới và kịch bản Brexit, được cho là nguyên nhân dẫn đến sự thất sủng này. 

Trong khi đó, dòng vốn FDI chảy về các nền kinh tế đang phát triển vẫn được giữ ổn định ở ngưỡng 671 tỷ USD, với 3 vị trí dẫn đầu thuộc về Trung Quốc, Brazil và Singapore. Điều này có nghĩa là tỷ lệ chiếm dụng vốn FDI toàn cầu của những nền kinh tế này đã lớn dần trong năm 2017, tăng từ 36% của năm 2016 lên mức 47% trong năm 2017.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh toàn cảnh của 10 năm qua thì con số 671 tỷ USD vẫn là rất khiêm tốn. Đặc biệt, dòng vốn FDI chảy vào khu vực châu Phi đã giảm mạnh 21% xuống chỉ còn 42 tỷ USD trong năm 2017, do hiện tượng giá dầu sụt giảm. 

Những năm gần đây, có khá nhiều lý do khiến hoạt động FDI không còn sôi nổi như trước. Trong đó đáng kể nhất phải kể đến tỷ lệ hoàn vốn từ các dự án FDI giảm đáng kể trong 5 năm qua.

Năm 2017, tỷ suất lợi nhuận từ các dự án FDI trên toàn cầu đã giảm xuống 6,7% từ mức 8,1% của năm 2012, mặc dù con số này vẫn cao hơn mức trung bình được ghi nhận ở các nền kinh tế đang phát triển, song xu hướng tiêu cực đang được ghi nhận ở hầu hết các khu vực.

Đặc biệt, xu hướng giảm giá hàng hoá trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư FDI “né” những khu vực có hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất và chế tạo ví dụ như châu Phi, khu vực Mỹ Latinh và châu Á.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục