Xử lý dự án thua lỗ ngành công thương: Không quyết liệt khó có thể giải quyết
Với phần trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã cơ bản nêu đầy đủ các con số, hiện trạng dự án và phương hướng giải quyết, song chưa thực sự làm hài lòng đa số đại biểu Quốc hội; nhất là chưa đáp ứng được nguyện vọng cần làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu dự án, tiến độ xử lý sai phạm, các giải pháp cụ thể để nhanh chóng kết thúc sự việc này.
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội về các vấn đề này.
Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trong việc xử lý yếu kém tại 12 dự án thua lỗ kéo dài tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV?
Đại biểu Nguyễn Anh Trí: Chuyện thua lỗ ở 12 dự án của ngành công thương đã được đề cập tới ít nhất qua 3 kỳ họp Quốc hội. Phải thừa nhận, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương đã rất quyết liệt giải quyết vấn đề này. Đến giờ đã có 2 dự án "thoát" lỗ, 3 dự án bắt đầu giảm lỗ, những dự án, doanh nghiệp còn lại thì tình trạng vẫn rất nặng nề. Với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương, nếu đang ở Kỳ họp thứ 3, thứ 4 còn có thể chấp nhận được. Nhưng đến bây giờ đã là Kỳ họp thứ 6, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh vẫn trả lời như vậy, thì cá nhân tôi và tuyệt đại đa số cử tri chắc chắn không hài lòng. Ở Kỳ họp thứ 4, chính tôi đã chất vấn Bộ trưởng về điều này và tạm hài lòng về cách trả lời, nhưng đến kỳ họp này mà vẫn chưa có gì mới thì phải đặt câu hỏi. Vẫn nhịp điệu ấy cứ trả lời đi trả lời lại. Thực sự không thuyết phục. Bởi, thiệt hại từ những dự án này rất lớn.Nếu chỉ cần vay ngân hàng để trả lãi cũng là quá lớn; trong đó mỗi dự án ít cũng phải 4.000 đến 5.000 tỷ đồng; có dự án tới chục nghìn tỷ đồng. Vậy lấy gì bù đắp được. Nhất là khi hầu hết đều là vốn vay. Dự án lấy tiền của nhân dân ra để làm, bây giờ để đắp chiếu như vậy theo tôi là không được.
Phóng viên: Như báo cáo thì còn nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý các dự án nêu trên, thưa đại biểu? Đại biểu Nguyễn Anh Trí: Đúng là có rất nhiều vướng mắc, tồn đọng để lại; thậm chí, là hậu quả từ những nhiệm kỳ trước. Trong những vấn đề tồn đọng thì vướng mắc lớn nhất là với các nhà thầu; kể cả với các nhà thầu quốc tế như dự án Gang thép Thái Nguyên.Nhưng tôi thấy rằng, cách xử lý hiện tại cũng còn nhiều vấn đề. Cụ thể như quy định không sử dụng vốn Nhà nước để giải quyết những vấn đề tồn đọng này. Về lý thuyết thì đúng như vậy. Nhưng thử hỏi, trong những dự án này mà Nhà nước không quyết liệt thì làm sao có thể giải quyết được.
Ai cũng hiểu rằng, khi muốn cổ phần hóa thì dự án và doanh nghiệp phải ở tình trạng ăn nên làm ra, mới có người mua. Nếu đang thua lỗ thì ai mua. Do đó, cứ giải trình trên diễn đàn thì hay nhưng tôi thấy trên thực tế là không khả thi. Sẽ khó có cá nhân hay đại công ty, tập đoàn lớn bỏ tiền ra mua một công ty "chết". Tôi cho rằng sự việc đã vượt ra khỏi tầm của Bộ trưởng. Có lẽ, nên chấm dứt câu chuyện này với thái độ quyết liệt hơn, rõ ràng hơn và dứt khoát. Phóng viên: Như đã nói, từ Kỳ họp thứ 4, đại biểu đã đặt vấn đề về 12 dự án thua lỗ của ngành công thương. Vậy với quan điểm cá nhân, theo đại biểu, giải pháp nào còn chưa được quan tâm để khắc phục vấn đề này? Đại biểu Nguyễn Anh Trí: Tôi thấy phải tìm ngay và tìm cho được những giám đốc mới; những người đủ năng lực điều hành các dự án, doanh nghiệp nói trên. Đó phải là những người giỏi, có kinh nghiệm và quản lý tốt dự án mới mong xoay chuyển được tình hình. Trong khó khăn, nếu tìm được người điều hành tốt thì vẫn còn hy vọng. Nói gì thì nói, những dự án nêu trên vẫn còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội. Nhưng vì thiếu những người giỏi làm việc này. Nếu cần thiết, cũng phải rời đổi những người không đủ năng lực, để thay bằng những người giỏi để phụ trách các dự án kể trên. Thêm nữa, Thủ tướng Chính phủ cũng cần vào cuộc, nếu có khó khăn gì phải tháo gỡ ngay. Đặc biệt là khó khăn về quan hệ quốc tế hay vấn đề vốn, cổ phần hóa… Cùng với đó, phải tìm ngay những người giỏi, trân trọng họ. Thậm chí, mời các chuyên gia nước ngoài nếu là giám đốc ban quản lý dự án. Tôi cảm thấy đây là lỗ hổng đang bị quên lãng. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu ! Xem thêm:>>Chuyển biến tích cực tại 12 dự án thua lỗ ngành công thương
>>Xử lý 12 dự án thua lỗ ngành công thương: Tín hiệu khả quan
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu quốc hội chất vấn một loạt vấn đề về lĩnh vực giao thông
14:26' - 01/11/2018
Một loạt vấn đề liên quan đến lĩnh vực giao thông đã được đại biểu Quốc hội đặt ra và người đứng đầu ngành Giao thông Vận tải giải đáp trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 1/11.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: CPTPP - Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt
14:04' - 01/11/2018
Hiệp định CPTPP với mức độ cam kết mở cửa thị trường rất lớn và kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu cũng tăng lên và tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Không thể thiếu Quy hoạch xây dựng tỉnh
11:45' - 01/11/2018
Nhiều chuyên gia khẳng định, không thể thiếu Quy hoạch xây dựng tỉnh trong Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung các Luật có liên quan đến quy hoạch.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Quốc hội hợp tác với Triều Tiên
10:47' - 01/11/2018
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gọi Quốc hội thông qua việc tăng ngân sách năm 2019 và hợp tác cùng mang lại hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày cuối tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội
08:16' - 01/11/2018
Ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường về chất vấn và trả lời chất vấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ
08:00'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine
07:51' - 24/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo vấn đề thuế quan gây căng thẳng cho hệ thống tài chính toàn cầu
07:40' - 23/04/2025
IMF đánh giá "rủi ro ổn định tài chính toàn cầu đã gia tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và bất ổn kinh tế gia tăng".
-
Ý kiến và Bình luận
Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine
09:55' - 22/04/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/4 đã đề xuất tổ chức những cuộc đàm phán song phương với Ukraine.