"Xứ vạn đảo" thắp lửa tình yêu trên những cánh rừng ven biển
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ Indonesia đã có những sáng kiến vừa tạo sinh kế cho người dân sống quanh rừng ngập mặn, vừa củng cố tình yêu giữa con người và thiên nhiên.
Đến thăm ngôi làng Pedekik trên đảo Bengkalis, tỉnh Riau, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh những phụ nữ địa phương may khẩu trang nhuộm từ nhựa cây trên những chiếc máy khâu cổ và làm nước rửa tay từ cây đước.
Đây là kết quả từ những chương trình đào tạo đầu tiên của Chính phủ Indonesia nhằm giải quyết tác động kép từ đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu tại những cộng đồng sống trong rừng ngập mặn.
Khẩu trang do nhóm phụ nữ của làng Pedekik sản xuất được bán với giá 2.000 rupiah (0,14 USD) mỗi chiếc, giúp mang lại nguồn thu nhập mới cho các thành viên. Bên cạnh đó, dầu chiết xuất từ cây đước của rừng ngập mặn cũng được sử dụng để làm nước rửa tay và đã được một trường đại học ở thành phố Semarang, trên đảo Java cấp bằng sáng chế và Bộ Công nghiệp Indonesia công nhận.
Ngoài chương trình ở tỉnh Riau, các chương trình khác cũng đang được tiến hành ở các tỉnh South Sumatra và South Kalimantan, trong nỗ lực của chính phủ nhằm chứng minh cho cộng đồng giá trị thiết thực của việc duy trì chỗ đứng cho rừng ngập mặn.
Trong năm 2021, khoảng 90% ngân sách phân bổ cho Cơ quan Phục hồi Rừng ngập mặn và Đất than bùn Indonesia (BRGM) được dành để trồng cây con, và một phần nhỏ ngân sách được chi để giúp thay đổi quan điểm của cộng đồng địa phương đối với rừng ngập mặn.
Năm ngoái, BRGM cũng bắt đầu làm việc với Achmad Nur Hasim, một nhà thiết kế người Indonesia, người đã cung cấp vải dệt thủ công tenun cho thương hiệu thời trang Pháp Christian Dior. Ông Achmad cho biết 90% vải dệt truyền thống ở Sumatra được nhuộm bằng màu tổng hợp.Do đó, ông hy vọng những người thợ dệt ở Pedekik và những nơi khác sẽ sử dụng thuốc nhuộm tự nhiên có nguồn gốc từ nhựa cây và trái cây địa phương, qua đó hỗ trợ các nỗ lực rộng lớn hơn để bảo tồn rừng ngập mặn.
Mới đây, nhóm phụ nữ Bengkalis đã giành phần thắng trong cuộc bình chọn bộ sưu tập thời trang dệt tay đẹp nhất tại TENUN Fashion Week diễn ra ở Malaysia, nơi giới thiệu sản phẩm của các cộng đồng phụ nữ dệt vải trên khắp Đông Nam Á.
Ngoài việc tạo sinh kế cho người dân, một lý do nữa thúc đẩy nỗ lực của Indonesia nhằm bảo vệ rừng ngập mặn là để đảm bảo việc lưu trữ carbon. Nghiên cứu cho thấy tình trạng nóng ấm toàn cầu cũng làm tăng nguy cơ đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Wetlands Ecology and Management chỉ ra rừng ngập mặn ven biển ở Indonesia và những nơi khác có thể phải đối mặt với tình trạng ngập lụt do mực nước biển dâng trong vòng 35 năm tới nếu không có hành động mạnh mẽ hơn để chống biến đổi khí hậu.
Nếu kịch bản trên xảy ra, an ninh lương thực cho người dân ở Bengkalis sẽ bị đe dọa, khi sinh kế của nhiều người dân địa phương phụ thuộc vào rừng ngập mặn.Hiện Indonesia, quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, có diện tích rừng ngập mặn rừng ngập mặn lớn nhất toàn cầu với khoảng 3,3 triệu ha, lớn hơn cả diện tích nước Bỉ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn này cung cấp các dịch vụ quan trọng cho các cộng đồng địa phương, từ thực phẩm đến bảo vệ chống lại triều cường do bão.
Rừng ngập mặn cũng có một vai trò to lớn trong việc hấp thụ khí thải CO2, khi lưu trữ một phần ba trữ lượng khí thải ven biển của thế giới. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2015 từ Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), Indonesia đã mất khoảng 40% rừng ngập mặn trong ba thập kỷ trước, để mở đường cho các ao nuôi tôm, sản xuất than củi và các sinh kế khác cho hàng triệu người.
Năm ngoái, Tổng thống Joko Widodo đã đưa ra kế hoạch đầy tham vọng nhằm khôi phục 600.000 ha rừng ngập mặn đã bị tàn phá vào năm 2024.
Daniel Friess, một nhà nghiên cứu về rừng ngập mặn kiêm giảng viên tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết Indonesia là một trong những quốc gia duy nhất đặt ra mục tiêu cao như vậy. Những nỗ lực trước đó của Chính phủ Indonesia mới chỉ giúp phục hồi khoảng 10.000 ha rừng/năm.
Vào tháng 2/2021, BRGM ước tính việc khôi phục 600.000 ha rừng ngập mặn vào năm 2024 có thể tiêu tốn 18.400 tỷ rupiah. Trong khi đó, chỉ có khoảng 1.500 tỷ rupiah được phân bổ cho mục đích này trong năm 2021.
Emma Sahite, một luật sư về môi trường tại BRGM cho biết thách thức được đặt ra là thực hiện một chương trình tốt hơn với nguồn tài chính hạn hẹp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Thuận phát triển “lá chắn xanh” rừng phòng hộ ven biển
09:07' - 07/01/2022
Tỉnh Ninh Thuận tập trung quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển để tạo “lá chắn xanh” ứng phó với biến đổi khí hậu, giữ gìn đa dạng sinh học; qua đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Tạo mô hình sinh kế để bảo vệ rừng bền vững
15:22' - 24/12/2021
Phát triển các chuỗi giá trị các sản phẩm công nghiệp giá trị cao hay du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là giải pháp giúp bảo vệ rừng một cách bền vững
-
Chuyển động DN
Tour “Về Cần Giờ - Lắng nghe hơi thở của rừng” mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mới
18:00' - 18/12/2021
Vietravel với tour “Về Cần Giờ - Lắng nghe hơi thở của rừng” mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị là trekking và chèo SUP xuyên rừng đước bạt ngàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54'
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35'
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40'
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14'
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35'
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G20: Cân bằng giữa kỳ vọng và thách thức
15:03' - 20/11/2024
Hội nghị G20 đặt trọng tâm vào cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng xã hội, bên cạnh các vấn đề nóng như cải cách quản trị toàn cầu, chuyển đổi năng lượng và đánh thuế quốc tế công bằng hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Cơ quan công tố đồng ý hoãn tuyên án ông D. Trump trong vụ án chi tiền mua chuộc
13:55' - 20/11/2024
Văn phòng Chưởng lý quận Manhattan nêu rõ ông Trump nhiều khả năng sẽ không bị tuyên án cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm tới.