Xuất khẩu chip của Hàn Quốc giảm mạnh
Một trong những nguyên nhân chính là do thực trạng xuất khẩu u ám của các “gã khổng lồ” công nghệ như Samsung và SK Hynix.
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo trên cho biết nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức thâm hụt thương mại cao kỷ lục trong tháng 1 vừa qua do sụt giảm nhu cầu chất bán dẫn - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này.
Thực trạng đó diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục kéo dài xu hướng thâm hụt thương mại của Hàn Quốc trong những tháng tới.
Theo số liệu của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc công bố hôm 1/2, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 1/2023 giảm 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 46,27 tỷ USD.
Nhập khẩu giảm 2,6% xuống còn 58,96 tỷ USD. Thâm hụt thương mại trong tháng 1 tăng lên mức 12,69 tỷ USD, mức thâm hụt theo tháng cao nhất từ trước đến nay, đồng thời đánh dấu chuỗi thâm hụt thương mại dài nhất kể từ năm 1997 với 11 tháng liên tiếp.
Xuất khẩu giảm 4 tháng liên tiếp đang làm suy yếu nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Hàn Quốc.
Những thách thức thương mại đối với Hàn Quốc hiện nay phần lớn xuất phát từ tình trạng xuất khẩu chip nói riêng và xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh.
Do giá bán và nhu cầu chip nhớ trên thị trường toàn cầu đều giảm, xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc trong tháng 1 vừa qua đã giảm 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 6 tỷ USD.
Trong báo cáo công bố hôm 31/1, Samsung Electronics, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới cho biết lợi nhuận hoạt động kinh doanh của hãng đã giảm 68,95% xuống còn 4.300 tỷ won (3,5 tỷ USD) trong giai đoạn từ tháng 10-12/2022, cho thấy nhu cầu suy giảm đối với chip nhớ.
Đây là lần đầu tiên Samsung ghi nhận lợi nhuận kinh doanh theo quý dưới 5.000 tỷ won kể từ quý III/2014.
SK hynix cũng ghi nhận hoạt động kinh doanh ảm đạm. Nhà sản xuất chip nhớ lớn thứ hai thế giới đã báo lỗ 1.700 tỷ won (1,35 tỷ USD) trong quý IV/2022, so với mức lãi 4.210 tỷ won (3,35 tỷ USD) cùng kỳ năm 2021. Đây là lần đầu tiên trong một thập kỷ qua SK báo lỗ trong hoạt động kinh doanh.
SK hynix cho biết công ty này có kế hoạch giảm đầu tư và chi tiêu để đương đầu với những bất ổn của thị trường quốc tế. Trong khi đó, Samsung cho biết sẽ thu hẹp quy mô sản xuất và chi tiêu trong năm nay.
Trên cơ sở nhận định rằng thị trường chip đang trải qua thăng trầm theo chu kỳ, cả Samsung và SK hynix đều hy vọng có thể phục hồi doanh số và lợi nhuận khi nhu cầu chip toàn cầu tăng lên.
Ngày 1/2 vừa qua, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm.
Động thái này được xem là một tín hiệu cho thấy FED muốn giảm tốc độ tăng lãi suất được thực hiện liên tiếp trong nỗ lực chống lạm phát, trong khi cố gắng ngăn chặn một cuộc suy thoái kinh tế.
Đây là dấu hiệu mang nhiều kỳ vọng từ thị trường Mỹ, một trong những thị trường xuất khẩu chính của Hàn Quốc.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho hôm 1/2 nhận định rằng hoạt động thương mại của nước này dự kiến sẽ dần được cải thiện trong những tháng tới cùng với việc Trung Quốc mở cửa trở lại./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Mỹ sẽ công bố chi tiết quy trình đăng ký trợ cấp theo Đạo luật Chip
15:18' - 09/02/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, giới chức thương mại Mỹ cho biết sẽ công bố chi tiết quy trình đăng ký trợ cấp theo Đạo luật Chip vào cuối tháng 2/2023.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam đã lên "bản đồ" sản xuất chip của thế giới
18:17' - 03/02/2023
Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa đã đề xuất những giải pháp để đưa trí tuệ và chất xám của người Việt Nam vươn ra toàn cầu.
-
Công nghệ
Liên doanh chip bán dẫn của Nhật Bản cần 54 tỷ USD để sản xuất hàng loạt
08:55' - 03/02/2023
Liên doanh sản xuất chip bán dẫn Rapidus, doanh nghiệp một phần vốn nhà nước của Nhật Bản, cần khoảng 54 tỷ USD để sản xuất hàng loạt loại chip xử lý theo công nghệ tiên tiến nhất vào khoảng năm 2027.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Chuyển đổi số tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
14:00' - 17/03/2025
Tỉnh Quảng Bình triển khai các giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Qua đó tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
-
Công nghệ
Khi DeepSeek định hình lại "thế cờ"?
11:09' - 17/03/2025
Với mô hình R1, DeepSeek không chỉ phá vỡ thế độc tôn của các “ông lớn” mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu AI có còn là sân chơi dành riêng cho những tập đoàn nghìn tỷ USD?
-
Công nghệ
Giáo dục kỹ năng số và an toàn số cho học sinh
07:30' - 17/03/2025
Ngày 12/3, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giáo dục kỹ năng số và an toàn số cho học sinh trong thời đại trí tuệ nhân tạo”.
-
Công nghệ
Hải Dương: Chuyển đổi số ở các di tích lịch sử, văn hóa
14:00' - 16/03/2025
Toàn tỉnh Hải Dương có 4 di tích Quốc gia đặc biệt, 142 di tích quốc gia và 280 di tích cấp tỉnh.
-
Công nghệ
Apple lên kế hoạch "tân trang" hệ điều hành iOS
07:30' - 16/03/2025
Công ty sản xuất điện thoại thông minh Apple đang lên kế hoạch cải tổ mạnh mẽ giao diện và trải nghiệm người dùng trên các hệ điều hành iOS, iPadOS và macOS trong phiên bản tiếp theo.
-
Công nghệ
Những tính năng không còn hiện diện ở Windows 11
14:30' - 15/03/2025
Một vài tính năng từng được đánh giá cao trong hệ điều hành Windows hiện đã lạc hậu, trong đó có ReadyBoost.
-
Công nghệ
Robot làm thay đổi ngành hậu cần
07:30' - 15/03/2025
Trong bối cảnh khách hàng ngày càng coi trọng tốc độ và sự tiện lợi, các nhà cung cấp dịch vụ logistics đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot để duy trì sức cạnh tranh.
-
Công nghệ
Microsoft và "canh bạc" AI
13:35' - 14/03/2025
Theo trang tin công nghệ The Information, công ty Microsoft đã xây dựng các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) lập luận của riêng mình, có thể so sánh với những mô hình như o1 và o3-mini của OpenAI.
-
Công nghệ
Hiệu trưởng 4.0: Ứng dụng AI trong giảng dạy và quản lý giáo dục
07:11' - 14/03/2025
Hội thảo chia sẻ và cung cấp các kiến thức cập nhật về ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy, quản lý giáo dục cho hiệu trưởng, cán bộ quản lý các trường phổ thông trên cả nước.