Xuất khẩu khó, xi măng dồn áp lực vào thị trường nội địa
Sản lượng vượt nhu cầu tiêu thụ nội địa nhưng giải pháp xuất khẩu lại không thể thực hiện được bởi xi măng Việt Nam đang chịu bất lợi trong cuộc cạnh tranh về giá khiến các nhà sản xuất trong nước loay hoay chưa tìm ra lối thoát.
Sau khi Nghị định số 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan lần lượt có hiệu lực từ 1/7 và 1/9/2017 thì xuất khẩu xi măng thực sự gặp khó.
Theo các quy định tại 2 Nghị định này thì sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên khoáng sản, cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên sẽ được xếp vào đối tượng không được khấu trừ thuế Gía trị gia tăng đầu vào.
Áp theo quy định này, các sản phẩm xi măng xuất khẩu sẽ bị áp mức thuế suất 5%. Điều này có thể làm giảm sức cạnh tranh của xi măng Việt Nam.
Ông Trần Việt Thắng - Tổng Giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) nhận xét, liên tục trong mấy năm trở lại đây, xuất khẩu xi măng sụt giảm không chỉ về khối lượng mà còn cả về giá xuất khẩu. Năm 2014, giá xuất khẩu FOB clinker dao động 38-40 USD/tấn, xi măng vào khoảng 55 USD/tấn và tiếp tục lao dốc trong các năm kế tiếp.
Từ giữa năm 2016, giá xuất khẩu sản phẩm xi măng tiếp tục giảm khoảng 10 USD/tấn so với cuối năm 2015. Hiện giá xuất khẩu FOB clinker dao động khoảng 30 USD/tấn, giảm 20-25% so với năm 2014.
Trong khi đó, nếu tính toán theo quy định mới thì chi phí xuất khẩu có thể tăng lên 4,5 USD cho một tấn clinker (theo giá FOB bình quân 30 USD/tấn) và tăng 7,5 USD/tấn xi măng (tính theo giá FOB bình quân 50 USD/tấn). Với mức giá này thì xi măng Việt Nam không thể cạnh tranh nếu xuất khẩu.
Một số doanh nghiệp cũng đưa ra tính toán, trong năm 2016, ngành xi măng xuất khẩu khoảng 15 triệu tấn sản phẩm, bao gồm cả xi măng và clinker với tổng chi phí tăng khoảng 82,7 triệu USD. Ước tính giá trị xuất khẩu thu về 556 triệu USD. Với mức thuế suất 5% thì Nhà nước sẽ thu được 27,8 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức chi phí mà các doanh nghiệp phải bỏ ra.
Tiến sỹ Nguyễn Quang Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, chủ trương của Chính phủ theo Quyết định 1469/QÐ-TTg đến năm 2030, xi măng và clinker Việt Nam cần xuất khẩu từ 20% đến 30% tổng công suất mỗi năm nhưng việc tăng chi phí xuất khẩu lại làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm này.
Như vậy, áp lực lực xuất khẩu sẽ dội ngược trở lại tiêu thụ nội địa và nhiều doanh nghiệp xi măng sẽ phải ngừng sản xuất hoặc phá sản có thể xảy ra. Khi đó, cả hai mục đích là tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong xi măng xuất khẩu và tăng thu ngân sách đều không đạt được - ông Cung phân tích.
Năm 2016, tổng công suất thiết kế các dây chuyền sản xuất xi măng của Việt Nam đạt 88 triệu tấn và tiêu thụ ở mức 75 triệu tấn.
Tổng công suất thiết kế của Việt Nam đến hết năm 2020 là 93-95 triệu tấn và có thể đạt 130 triệu tấn vào năm 2030.
Thế nhưng, đến hết năm 2018 tiếp tục có thêm 20 triệu tấn xi măng cung ra thị trường đưa nguồn cung sản lượng đến hết năm 2020 đạt con số 108 triệu tấn.
Với đà tăng trưởng được xem là khả quan như hiện nay thì lượng xi măng tiêu thụ mỗi năm cũng chỉ tăng được từ 4 - 6%, tính cả xuất khẩu - tương đương mức tăng 3 - 4,5 triệu tấn/năm. Như vậy, đến năm 2020, mức tiêu thụ dự báo cũng chỉ đạt từ 78-93 triệu tấn và ngành xi măng vẫn thừa 15 triệu tấn so với công suất thiết kế.
Thị trường tiêu thụ xi măng nội địa vẫn tiếp diễn theo quy luật “thừa Bắc thiếu Nam”. Hàng năm, tiêu thụ xi măng tại phía Nam chiếm khoảng 42% thị phần nội địa, tương đương 25 triệu tấn nhưng công suất của các nhà máy và trạm nghiền tại khu vực này chỉ vào khoảng 15 triệu tấn.
Thế nên, việc đánh thuế xuất khẩu sẽ không gây bất lợi cho các doanh nghiệp phía Nam vì chủ yếu là tiêu thụ nội địa.
Trong khi đó, sức ép được dự báo sẽ dồn gánh nặng lên các doanh nghiệp sản xuất xi măng phía Bắc và miền Trung kể từ năm 2017 - các chuyên gia cảnh báo.
Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu, ông Cung cho hay, Việt Nam không thể cạnh tranh với Trung Quốc, Thái Lan hay ngay như Nhật Bản - một quốc gia mới gia nhập thị trường xuất khẩu xi măng.
Trung Quốc hiện đạt tổng công suất thiết kế 2,5 tỷ tấn và từ năm 2014 họ đã dư thừa tới 700 triệu tấn xi măng. Riêng con số dư thừa này đã gấp 10 lần tổng công suất thiết kế của Việt Nam.
Năm 2015, nước láng giềng này vẫn dư thừa khoảng 600 triệu tấn xi măng, gấp 7,5 lần tổng công suất thiết kế của Việt Nam. Để giải quyết sản lượng dư thừa này, Trung Quốc đã đẩy mạnh chính sách xuất khẩu giá rẻ.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân có tác động mạnh mẽ đến thị phần trên bản đồ xuất khẩu xi măng và khiến thị trường xuất hàng của Việt Nam bị thu hẹp.
Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn phải cạnh tranh với Ấn Độ và Thái Lan. Nhưng hiện sản lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam sụt giảm rõ rệt, năm 2014 là 20 triệu tấn - đứng nhất nhì thế giới nhưng đến năm 2015 chỉ còn 16,2 triệu tấn và năm 2016 là 15 triệu tấn.
Cùng đó, một số nước trong ASEAN hiện đang tiếp tục đầu tư phát triển xi măng. Đơn cử như trước đây Indonesia là nước nhập khẩu nhiều xi măng, clinker của Việt Nam nhưng nay đã vươn lên xuất khẩu mặt hàng này và dự kiến từ năm 2017 sẽ xuất khẩu trên 3 triệu tấn mỗi năm.
Bức tranh toàn cảnh về hoạt động sản xuất của xi măng đang rơi vào gam màu xám. Theo ông Cung, Hiệp hội đang cùng với doanh nghiệp tìm và áp dụng các giải pháp để giảm tỷ lệ sử dụng tài nguyên khoáng sản trên đầu tấn xi măng để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành và tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vẫn đang trông đợi được “giãn” thời hạn áp dụng các quy định mới có ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu xi măng./.
- Từ khóa :
- xi măng
- xuất khẩu xi măng
- xi măng việt nam
- giá xi măng
- thuế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch tỉnh đối thoại với người dân xung quanh nhà máy xi măng Đại Việt – Dung Quất
21:08' - 07/03/2017
Tỉnh sẽ tiến hành giao Sở Tài nguyên và Môi trường mời một đơn vị độc lập tiến hành quan trắc môi trường xung quanh nhà máy để kiểm tra một lần nữa với sự giám sát chặt chẽ của các bên liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi phí xuất khẩu tăng, xi măng khó cạnh tranh về giá
15:12' - 22/02/2017
Chủ trương của Chính phủ theo Quyết định 1469/QÐ-TTg đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam cần xuất khẩu lượng xi măng và clinker tương đương 20-35% tổng công suất.
-
Hàng hoá
Nguồn cung dư, tiêu thụ xi măng gặp khó
11:22' - 20/02/2017
Sản lượng xi măng Việt Nam đến năm 2020 có thể lên tới 120 – 130 triệu tấn/năm, trong khi sức tiêu thụ nội địa nếu căn cứ theo dự báo tại Quy hoạch phát triển xi măng thì ước chỉ khoảng 93 triệu tấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công xây dựng Nhà máy Xi Măng Minh Tâm
13:51' - 02/01/2017
Sáng ngày 2/1/2016, UBND tỉnh Bình Phước và Tập đoàn Xuân Thành (Thaigroup) tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Xi Măng Minh Tâm tổ 4, ấp 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu hạ nhiệt do lo ngại thuế quan
15:17' - 09/07/2025
Chiều 9/7, giá dầu châu Á giảm nhẹ sau khi chạm mức cao nhất hai tuần trong phiên trước, khi các nhà đầu tư đang chờ đợi sự rõ ràng về chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Hàng hoá
Phát hiện kho hàng hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành qua phần mềm Trung Quốc
14:59' - 09/07/2025
Quản lý thị trường Quảng Ninh phát hiện kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Giá đồng tăng vọt khi Hoa Kỳ thông báo áp thuế 50% tới tất cả mặt hàng đồng nhập khẩu
09:22' - 09/07/2025
Chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,75%, lên mức 2.223 điểm. Động lực chính đến từ nhóm kim loại, như giá đồng COMEX tăng vọt hơn 13%. Cùng đó, thị trường cao su cũng đang cho thấy những tín hiệu lạc quan.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới chạm mức cao nhất trong hai tuần
07:34' - 09/07/2025
Giá dầu phiên 8/7 tăng lên mức cao nhất trong hai tuần, trước các dự báo sản lượng dầu của Mỹ giảm, các cuộc tấn công mới vào tàu hàng trên Biển Đỏ, và những lo ngại về thuế quan của Mỹ đối với đồng.
-
Hàng hoá
Mỹ điều chỉnh giảm dự báo sản lượng dầu năm 2025
07:13' - 09/07/2025
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố báo cáo ngày 7/7, năm 2025 nước này sẽ sản xuất ít dầu hơn so với dự báo trước đây, do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Hàng hoá
Rà soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế
20:25' - 08/07/2025
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản số 185/SYT-NVD yêu cầu rà soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành 10/7
18:33' - 08/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 10/7, giá xăng dầu bán lẻ được VPI dự báo có thể chỉ tăng nhẹ từ 0,1 - 0,6% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu hạ nhiệt trước lo ngại về thuế quan Mỹ
16:40' - 08/07/2025
Giá dầu châu Á đã quay đầu giảm trong phiên 8/7, sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Giá vàng giằng co giữa rủi ro thuế quan mới và lợi suất trái phiếu tăng cao
16:15' - 08/07/2025
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang dao động gần mức cao nhất trong hai tuần.