Xuất khẩu lúa mì từ Australia sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh
Xuất khẩu lúa mì của Australia sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, bất chấp căng thẳng thương mại giữa hai nước đang leo thang và cường quốc lớn nhất châu Á đã lên tiếng đe dọa có thể sớm ban hành lệnh cấm nhập khẩu lúa mì từ Australia.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, số liệu vừa công bố của Công ty nghiên cứu thị trường S&P Global Platts cho thấy các nhà sản xuất ngũ cốc Australia đã vận chuyển 600.000 tấn lúa mì, trị giá 248 triệu AUD (186 triệu USD), sang Trung Quốc trong tháng 12/2020, đánh dấu số lượng xuất khẩu lúa mì hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay của "xứ Chuột túi" đến một quốc gia khác. Tháng 1/2021, khoảng 110.000 tấn lúa mì khác của Australia cũng dự kiến được chuyên chở sang Trung Quốc. Trong đó, GrainCorp, nhà kinh doanh ngũ cốc lớn nhất bang New South Wales của Australia, tiết lộ đã tiêu thụ 8,4 triệu tấn lúa mì vào giữa tháng qua, với điểm đến chủ yếu là thị trường Trung Quốc, cao hơn nhiều so với mức 500.000 tấn mà công ty này đã xuất khẩu vào cùng thời điểm năm ngoái. Các nhà phân tích của S&P Global Platts nhận định nhu cầu của Trung Quốc đối với lúa mì Australia tăng cao nhờ chất lượng và mức giá cạnh tranh, đặc biệt là sau khi đối thủ Nga, nhà sản xuất ngũ cốc lớn trên toàn cầu, áp dụng mức thuế xuất khẩu mới vào năm ngoái. Ngoài thị trường Trung Quốc, hiện Australia cũng đang tăng cường mở rộng các điểm đến khác cho mặt hàng nông sản thế mạnh. Thông tin của S&P Global Platts cho biết, trong tháng 12/2020, Indonesia và Việt Nam đều nhập khẩu 265.000 tấn lúa mì của Australia.Dự kiến, niên vụ 2020-2021, các nhà sản xuất nông nghiệp của Australia đã sẵn sàng để sản xuất vụ lúa mì bội thu, ghi nhận quy mô sản lượng đạt kỷ lục lớn thứ hai trong lịch sử ngành này.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia. Mặc dù vậy, năm ngoái, một loạt mặt hàng xuất khẩu của Australia đã phải chịu các lệnh trừng phạt thương mại từ Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng giữa Canberra và Bắc Kinh ngày càng leo thang. Vào tháng 8/2020, Bắc Kinh tuyên bố áp thuế tăng hơn 80% đối với mặt hàng lúa mạch xuất khẩu của Australia, sau khi công bố kết quả một cuộc điều tra cho thấy mặt hàng này được hưởng sự trợ giá từ Canberra.Phản ứng với quyết định trên, Chính phủ Australia thông báo đưa vụ việc ra Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm Hiệp định tự do thương mại song phương. Ngoài lúa mạch, một số các mặt hàng nông sản khác của Australia cũng đã lần lượt trở thành mục tiêu “trừng phạt thương mại” của Bắc Kinh như thịt bò, mật ong, bông, rượu vang, gỗ…/.
Tin liên quan
-
Thị trường
Brazil hướng tới trở thành nước xuất khẩu lúa mỳ hàng đầu thế giới
07:56' - 26/09/2020
Bộ Nông nghiệp Brazil mới đây đưa ra một báo cáo trong đó nhấn mạnh quốc gia Nam Mỹ này có thể trở thành một nước xuất khẩu lúa mỳ quan trọng nhờ các công nghệ mới.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản Mỹ tuần qua: Giá ngô và đậu tương tăng, trong khi giá lúa mỳ giảm
19:12' - 12/09/2020
Kết thúc phiên giao dịch 12/9, giá các loại nông sản giao kỳ hạn trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, diễn biến trái chiều, trong đó giá ngô và đậu tương tăng, trong khi giá lúa mỳ giảm.
-
Hàng hoá
Nga sẽ dừng xuất khẩu lúa mỳ cho đến tháng Bảy nếu hết hạn ngạch
15:05' - 18/04/2020
Theo Thứ trưởng Nông nghiệp Nga, Oksana Lut, nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới này sẽ dừng xuất khẩu cho đến tháng Bảy nếu xuất hết hạn ngạch với dự kiến là vào giữa tháng Năm.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá ngô chuyển động trái chiều với đậu tương và lúa mỳ
10:21' - 09/03/2020
Giá nông sản Mỹ trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) chuyển động trái chiều trong tuần giao dịch kết thúc vào ngày 6/3, với giá ngô kỳ hạn tăng trên 2% do giới đầu tư đẩy mạnh mua vào.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá đồng tăng vọt khi Hoa Kỳ thông báo áp thuế 50% tới tất cả mặt hàng đồng nhập khẩu
09:22'
Chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,75%, lên mức 2.223 điểm. Động lực chính đến từ nhóm kim loại, như giá đồng COMEX tăng vọt hơn 13%. Cùng đó, thị trường cao su cũng đang cho thấy những tín hiệu lạc quan.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới chạm mức cao nhất trong hai tuần
07:34'
Giá dầu phiên 8/7 tăng lên mức cao nhất trong hai tuần, trước các dự báo sản lượng dầu của Mỹ giảm, các cuộc tấn công mới vào tàu hàng trên Biển Đỏ, và những lo ngại về thuế quan của Mỹ đối với đồng.
-
Hàng hoá
Mỹ điều chỉnh giảm dự báo sản lượng dầu năm 2025
07:13'
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố báo cáo ngày 7/7, năm 2025 nước này sẽ sản xuất ít dầu hơn so với dự báo trước đây, do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Hàng hoá
Rà soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế
20:25' - 08/07/2025
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản số 185/SYT-NVD yêu cầu rà soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành 10/7
18:33' - 08/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 10/7, giá xăng dầu bán lẻ được VPI dự báo có thể chỉ tăng nhẹ từ 0,1 - 0,6% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu hạ nhiệt trước lo ngại về thuế quan Mỹ
16:40' - 08/07/2025
Giá dầu châu Á đã quay đầu giảm trong phiên 8/7, sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Giá vàng giằng co giữa rủi ro thuế quan mới và lợi suất trái phiếu tăng cao
16:15' - 08/07/2025
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đang dao động gần mức cao nhất trong hai tuần.
-
Hàng hoá
Giá cà phê sụt giảm 4%
08:58' - 08/07/2025
Trên thị trường hàng hoá, toàn bộ 10 mặt hàng trong nhóm kim loại đồng /loạt suy yếu. Trong khi đó, giá cà phê cũng ghi nhận mức sụt giảm tới hơn 4% trước áp lực từ các quỹ đầu tư.
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent tăng gần 2% lo ngại về mức thuế quan mới của Mỹ
07:43' - 08/07/2025
Giá dầu thế giới tăng gần 2% trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/7, khi các dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ mạnh đã lấn át tác động từ việc OPEC+ nâng sản lượng cao hơn dự kiến trong tháng 8/2025