Xuất khẩu nông sản có sự đóng góp lớn của các sản phẩm miền núi
Nông sản nói chung và nông sản của bà con vùng miền núi nói riêng luôn là sản phẩm ưu tiên của Bộ Công Thương trong phát triển thị trường và xúc tiến thương mại. Đóng góp cho thành tích đó là rất nhiều sản phẩm hàng hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, sản phẩm hàng hoá của vùng núi, vùng còn khó khăn, có thể kể đến như vải thiều Lục Ngạn, nhãn và xoài của Sơn La...
Theo đại diện Bộ Công Thương, Bộ đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương miền núi xuất khẩu nông sản. Điều này thể hiện qua việc xuất khẩu nông sản đã có những dấu hiệu đáng ghi nhận khi kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt mức cao kỷ lục, trên 53,22 tỷ USD; trong đó, có sự đóng góp của các sản phẩm miền núi như nhãn, xoài, vải…
Đặc biệt, Bộ Công Thương đã hỗ trợ người nông dân những thông tin liên quan đến thị trường, nhất là thị trường gần nhất hoặc có truyền thống như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…
Bên cạnh đó, phát huy và chỉ đạo hệ thống thương vụ tham gia vào việc hỗ trợ mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp, thương nhân, hợp tác xã khu vực miền núi tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, Bộ Công Thương mở các chương trình tập huấn online để hỗ trợ cho các thương nhân, doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh: gần đây các địa phương đã có sự chủ động nhất định trong việc hỗ trợ cho bà con nông dân, từ lựa chọn giống cây trồng, quyết định giống cây trồng cũng như canh tác và tiêu thụ.
Cùng đó, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan đồng hành với các địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang giới thiệu các sản phẩm đặc sản của địa phương ra nước ngoài.
Tuy nhiên, một số địa phương đang sở hữu số lượng nông sản khá lớn nhưng quy mô còn nhỏ và chưa xây dựng được thương hiệu, chưa đẩy mạnh được quảng bá. Bởi vậy, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ hơn để hỗ trợ các hợp tác xã, người nông dân và các địa phương trong thời gian tới.
Với 15 Hiệp định thương mại tự do đang thi hành và có hiệu lực, Bộ Công Thương đang tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tiến đến tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Đây là giải pháp giúp các địa phương miền núi có thể đưa các sản phẩm nông sản ra thị trường nước ngoài dễ hơn.
Để nâng cao hơn nữa việc xuất khẩu nông sản khu vực miền núi, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh, vai trò của địa phương, hiệp hội và hợp tác xã rất quan trọng trong việc giúp người nông dân phát triển sản xuất bài bản, chất lượng và đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Do đó, bài học của Bắc Giang chính là sự chủ động, sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo, từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã. Đồng thời, chủ động trong việc tìm hiểu, tiếp cận mới tận dụng được tốt nhất sự hỗ trợ của các bộ, ngành.
Đặc biệt là hiệp hội trong việc tập hợp doanh nghiệp; chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá và xúc tiến thương mại; hỗ trợ tiếp cận thông tin và đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để thúc đẩy xuất khẩu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt tăng trưởng 2 con số
12:01' - 06/05/2023
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong quý I/2023, xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam tăng 70,3% về lượng và tăng 81,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.