Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Doanh nghiệp nên lưu ý điều gì?
Chuyển sang nhập khẩu chính ngạch, Trung Quốc đã tăng cường thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc, giám sát kiểm dịch động thực vật và chất lượng hàng hóa nông, thủy sản nhập khẩu.
Thực hiện điều này, thời gian thông quan hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tình trạng có thương nhân, doanh nghiệp vẫn giữ thói quen xuất khẩu tiểu ngạch nên hàng hóa chưa được đóng gói theo đúng quy định, thậm chí còn cất giấu hay đưa thêm những nông sản mà Trung Quốc chưa cho phép nhập khẩu.
Để làm rõ hơn vấn đề này, Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Phóng viên: Thông qua kiểm tra, kiểm soát, phía Trung Quốc đã phát hiện có hiện tượng một số thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu lấy các loại rau quả “đội lốt” nhau? Ông đánh giá thế nào về việc này?Ông Đặng Phúc Nguyên: Đây là việc làm không phổ biến, chỉ diễn ra ở một số thương nhân, doanh nghiệp, nhưng nó làm chậm cả quá trình giao hàng qua cửa khẩu, tạo thêm sự ách tắc. Ví dụ như mặt hàng sầu riêng, trước đây Việt Nam thường xuyên xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Tuy nhiên, từ khi Trung Quốc chuyển sang nhập khẩu chính ngạch và có danh sách các mặt hàng nông sản được phép nhập khẩu thì sầu riêng là mặt hàng chưa được phép nhập khẩu. Do đó, đây vẫn là mặt hàng cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Cái gì càng cấm dĩ nhiên càng đắt và có lợi nhuận cao khiến doanh nghiệp tham lợi nhuận mà làm. Khi cho sầu riêng vào trong thùng thanh long, đối với Trung Quốc sẽ là hàng lậu và đã là hàng lậu thì đương nhiên bị bắt và trả ngược lại. Hay việc có thông tin chôm chôm Thái Lan đội lốt chôm chôm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo tôi, điều này có hai khả năng. Một là ở miền Tây có nhiều nhà vườn đã trồng giống chôm chôm Thái nên sản phẩm giống nhau. Có thể bên Trung Quốc chưa cập nhật được nên bảo đó là hàng Thái Lan, nhưng thực tế đó là hàng Việt Nam trồng. Nếu doanh nghiệp lấy hàng Thái Lan về để xuất khẩu thì giá và chi phí sẽ tăng lên so với hàng Việt Nam. Hai là doanh nghiệp có thể thiếu một số lượng khi đóng hàng nên đôi khi cho thêm vào để đủ chuyến hàng. Doanh nghiệp chỉ làm việc đó khi đóng hàng bị thiếu và theo tôi đây là nguyên nhân chính. Việc gian lận thương mại về mặt hàng nông sản xuất khẩu chỉ diễn ra khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân của hiện tượng này không hẳn chỉ do doanh nghiệp Việt Nam mà một phần do thương nhân Trung Quốc. Vấn đề này có thể hiểu là sự móc ngoặc giữa thương nhân hai bên. Phóng viên: Như ông nói hiện tượng trên không phổ biến và chỉ xảy ra đối với một số trường hợp, nhưng rõ ràng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, thậm chí uy tín, hình ảnh của Việt Nam. Theo ông, các thương nhân, doanh nghiệp cần nhận thức vấn đề này như thế nào?Ông Đặng Phúc Nguyên: Nếu hiện tượng này cứ diễn ra thì phía Trung Quốc sẽ mất lòng tin và đương nhiên sẽ thực hiện kiểm tra, thậm chí tăng tần suất, kéo dài thời gian kiểm tra. Nước nhập khẩu có quyền nghi ngờ và kiểm tra, đây là điều mình không thể trách được. Thường cứ vào vụ nông sản nào đó là hàng hóa về cửa khẩu nhiều, điển hình là mặt hàng thanh long vừa qua. Để giảm áp lực thông quan tại cửa khẩu, thay vì tập trung ở khu vực biên giới, các doanh nghiệp nên chọn các phương thức vận chuyển khác như đường biển để lên phía Bắc của Trung Quốc. Nếu cứ tập trung ở khu vực này cộng với hiện tượng gian lận thương mại về mặt hàng xuất khẩu thì đương nhiên phía bạn phải thắt chặt, tăng tần suất kiểm tra. Việc xuất khẩu sang thị trường này sẽ khó khăn hơn.Phóng viên:Hàng hóa bị dỡ ra làm lại, thậm chí là bị trả về do sai về bao bì, quy cách đóng gói. Điển hình như việc lô nhãn đầu tiên nhập khẩu vào Australia bị dừng thông quan do lỗi đóng gói không đúng quy định. Tại sao doanh nghiệp vẫn gặp phải tình trạng này, thưa ông?
Ông Đặng Phúc Nguyên: Xảy ra tình trạng trên đôi khi do doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời yêu cầu của đối tác, nước nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp chỉ trao đổi với khách hàng là nhà nhập khẩu, nhưng chính nhà nhập khẩu cũng chưa nắm bắt kịp thời những quy định của hải quan nước mình. Doanh nghiệp không phải không tuân thủ mà do họ nắm bắt thông tin không kịp thời hoặc không đầy đủ quy định của nước nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có hình thức ủy thác cho đơn vị vận chuyển lo thủ tục xuất nhập khẩu nên cũng có trường hợp doanh nghiệp sẽ không cập nhật kịp thời, dẫn đến phản ứng không kịp. Như vậy, phần thiệt hại sẽ rơi vào doanh nghiệp xuất khẩu, thông thường sẽ bị hủy đơn hàng hoặc hàng bị trả về. Doanh nghiệp nếu gặp phải trường hợp này thì đây sẽ là bài học nhớ đời. Phóng viên: Ông có khuyến cáo gì đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản?Ông Đặng Phúc Nguyên: Nguyên tắc là khi đưa hàng hóa sang một thị trường mới, doanh nghiệp phải có bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị hiếu, thủ tục thông quan của nước đó. Doanh nghiệp phải nắm chắc những vấn đề đó. Nhiều doanh nghiệp thấy được phép xuất khẩu là chỉ lo đưa hàng đi mà không để ý những vấn đề nêu trên. Trước khi xuất khẩu, cơ quan chức năng Việt Nam có kiểm tra, nhưng do quá nhiều hàng hóa nên họ không thể kiểm soát hết được. Hàng gian lận thường được nhét sâu trong thùng cũng gây khó khăn cho cơ quan chức năng bởi họ không thể dỡ hàng ra kiểm tra chi tiết được. Nếu việc kiểm tra, kiểm soát quá lâu sẽ ảnh hưởng và gây thêm ách tắc. Quan trọng nhất vẫn là ý thức của doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định trong nhập khẩu. Giải pháp trong kiểm soát là cần áp dụng công nghệ như máy soi hàng hóa. Nếu có hệ thống máy soi thì khó có chuyện "độn hàng" khác và thời gian thông quan cũng nhanh chóng.Hiện nay, một số doanh nghiệp đã chuyển sang vận chuyển hàng hóa theo đường biển và việc thông quan rất nhanh, không gặp phải những vấn đề trên. Việc gian lận chủ yếu qua đường bộ vì tại các cửa khẩu chưa được trang bị công nghệ máy soi hàng hóa.
Để giảm áp lực thông quan tại cửa khẩu, doanh nghiệp nên đẩy mạnh xuất khẩu lên phía Bắc của Trung Quốc. Nếu cứ dồn xuất khẩu vào một vài cửa khẩu thì đương nhiên xảy ra ùn ứ. Một số doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh đã thay đổi chuyển hàng từ đường bộ qua biên giới sang chuyển hàng bằng đường biển vào phía Bắc Trung Quốc. Sản phẩm của họ đi lên Thượng Hải thâm nhập sâu vào nội địa và rất thuận lợi, không gặp khó khăn gì. Điển hình như thanh long vừa qua, một số tỉnh giáp Việt Nam cũng trồng nhiều thanh long. Doanh nghiệp lại đưa thanh long vào đúng khu vực trồng nhiều thanh long thì đương nhiên sẽ gặp khó khăn. Mùa vụ thanh long của Trung Quốc từ tháng 5 đến tháng 11, doanh nghiệp và nông dân cần chủ động dải vụ, tránh trùng với họ. Phóng viên: Xin cảm ơn ông! >> Bến Tre ban hành kế hoạch xuất khẩu nông sản chính ngạchTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thúc đẩy chế biến, tiêu thụ nông sản trong bối cảnh hội nhập
13:45' - 26/10/2019
Ngày 26/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng UBND tỉnh Hải Dương phối hợp tổ chức hội thảo “Thúc đẩy chế biến, tiêu thụ nông sản tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ đề nghị Mỹ loại bỏ thuế để đổi lấy việc mua nông sản
17:05' - 25/10/2019
Bắc Kinh sẽ đề nghị Washington loại bỏ một số kế hoạch áp thuế hoặc các khoản thuế hiện hành đối với mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Trung Quốc tăng nhập nông sản, hàng tiêu dùng và phụ tùng
06:31' - 24/10/2019
Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu một số loại hàng hóa nhất định, bao gồm nông sản, hàng tiêu dùng và phụ tùng như một phần trong những nỗ lực nhằm ổn định thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.