Xuất khẩu rau quả tăng trưởng ở các thị trường chất lượng cao
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,79 tỷ USD, giảm trên 12% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng trừ thị trường Trung Quốc giảm, còn lại hầu hết các thị trường đều có giá trị xuất khẩu tăng, đặc biệt là các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Hàn Quốc tăng 22%; Mỹ tăng 6%, Nhật Bản tăng 15,5%; Hà Lan tăng 9%…
Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với trên 60% thị phần. Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt trên 906 triệu USD, giảm 29% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Trong tháng 5/2020, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như thanh long – mặt hàng chiếm thị phần cao nhất (35% tổng giá trị xuất khẩu rau quả) giảm 6,7%; chuối giảm 7,6%; dưa hấu giảm 39,6%; nhãn giảm 80,4%; sầu riêng giảm 87,5%…
Với thị trường Nhật Bản, sau khi chuyên gia Nhật Bản tiến hành trực tiếp kiểm tra hệ thống xử lý khử trùng vải thiều của Việt Nam, lô vải thiều chính vụ Bắc Giang đã lần đầu được xuất khẩu qua đường hàng không và đến sáng ngày 20/6 đã có mặt tại Nhật Bản.
Trong ngày mở bán đầu tiên (21/6), lô vải thiều tươi này đã bán hết chỉ trong vòng vài tiếng.
Đáng chú ý, phía doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá rất cao về chất lượng quả vải Việt Nam.
Khởi đầu thành công đã mở ra cơ hội xuất khẩu rất lớn cho quả vải thiều tươi đến với thị trường khó tính này. Đến nay, xuất khẩu quả vải sang Nhật Bản ước đạt 100 tấn, ngoài ra sang EU trên 500 tấn, Australia trên 70 tấn…
Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, Nhật Bản vẫn đẩy mạnh nhập khẩu nhiều chủng loại trái cây, rau củ từ Việt Nam như chuối, thanh long, vải, khoai lang…
Bên cạnh đó, hàng năm doanh nghiệp nhập khẩu của Nhật Bản thường nhập khẩu lượng lớn trái cây như chuối, vải do người tiêu dùng nước này rất ưa chuộng loại trái cây này.
Đây cũng là những mặt hàng được nhận định có tiềm năng xuất khẩu cao của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, EU cam kết mở cửa mạnh cho rau quả Việt Nam theo Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA).
Cụ thể là xóa bỏ 94% trong số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả; trong đó có nhiều sản phẩm Việt Nam có lợi thế, ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Group cho biết, do tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nước nên chi phí cho logistics tăng lên khá cao.
Bên cạnh đó, do Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, còn chiếm tỷ trọng quá lớn nên xuất khẩu rau quả thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2020 đạt 583 triệu USD, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2019. Mỹ, Trung Quốc, Australia là các thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam.
So với cùng kỳ năm 2019, nhập khẩu rau quả 5 tháng đầu năm từ các thị trường Trung Quốc, Australia giảm lần lượt là 34,6% và 17,5%, trong khi nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ tăng 31,3%./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Thái Lan sẽ ký nghị định thư về xuất khẩu trái cây với Trung Quốc
12:27' - 09/07/2020
Thái Lan vừa thông qua đề xuất ký nghị định thư về kiểm dịch và kiểm tra trái cây xuất nhập khẩu thông qua nước thứ ba giữa Thái Lan và Trung Quốc để gia tăng các chuyến hàng trái cây song phương.
-
Thị trường
Nhiều tiềm năng hợp tác thương mại nông sản Việt Nam - Hoa Kỳ
15:01' - 08/07/2020
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng từ 4,37 tỷ USD năm 2011 lên mức 10,56 tỷ USD năm 2019, đạt mức tăng trưởng trung bình 29%/năm.
-
DN cần biết
Trái cây Việt Nam sẽ rút ngắn thời gian xuất khẩu sang Trung Quốc
18:37' - 15/06/2020
Phó Chủ tịch điều hành Ngân hàng Bangkok cho rằng xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhờ việc khai trương một tuyến vận tải đường biển mới của Tập đoàn Cảng Liêu Ninh.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới chứng kiến tuần giảm thứ hai liên tiếp
11:32'
Tuần qua, giá dầu thế giới ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp, khi số liệu kém tích cực về kinh tế Trung Quốc làm lu mờ tác động tích cực từ thông báo cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia.
-
Hàng hoá
Hàn Quốc: Giá mỳ ăn liền tăng cao nhất kể từ năm 2009
07:12'
Chỉ số giá tiêu dùng của mặt hàng mỳ ăn liền ở “xứ Kim chi” trong tháng 5/2023 vừa qua đạt 124,04 điểm, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Hàng hoá
Giá tiêu hôm nay 10/6: Giảm tiếp phiên thứ 5?
21:00' - 09/06/2023
BNEWS. Giá tiêu hôm nay 10/6 có thể giảm tiếp ở các vùng trọng điểm. Hiện giá tiêu dao động trong khoảng 70.000 – 73.000 đồng/kg.
-
Hàng hoá
Giá heo hơi ngày 10/6: Liệu có thể tăng trở lại?
21:00' - 09/06/2023
BNEWS. Giá heo hơi ngày 10/6 liệu có thể tăng trở lại trong cuối tuần? Giá heo hơi khảo sát ở các tỉnh, thành dao động trong khoảng 56.000 - 60.000 đồng/kg.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á hướng tới tuần giảm thứ hai liên tiếp
16:03' - 09/06/2023
Giá dầu châu Á tiếp tục đi xuống trong chiều 9/6, do lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc cùng những hoài nghi về một thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran.
-
Hàng hoá
Tiêu hủy lượng lớn hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
16:03' - 09/06/2023
Đội Quản lý thị trường số 4 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa kiểm tra, phát hiện và xử lý 2 vụ việc buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
-
Hàng hoá
Sẽ công khai tên cơ sở kinh doanh thiết bị điện trục lợi
14:14' - 09/06/2023
Nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm trong kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu Cục Quản lý thị trường địa phương tăng cường nắm bắt địa bàn.
-
Hàng hoá
Giá quần áo và giày dép tại Hàn Quốc tăng nhanh nhất trong 31 năm
09:29' - 09/06/2023
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, giá quần áo và giày dép tăng nhanh nhất trong 31 năm trong tháng trước, khi ngày càng nhiều người tham gia các hoạt động ngoài trời sau đại dịch.
-
Hàng hoá
Trà Vinh mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
07:58' - 09/06/2023
Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất các mặt hàng OCOP trên địa bàn để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.