Xuất khẩu thực phẩm Thái Lan sang Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong quý II
Chủ tịch Hiệp hội chế biến thực phẩm kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng các công ty vận chuyển Thái Lan Visit Limlurcha nhận định, nhu cầu của Trung Quốc đối với thực phẩm nhập khẩu từ Thái Lan dự kiến tăng gấp đôi trong quý II nếu dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19) được kiểm soát trong quý I.
Giá trị xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan đạt mức trung bình 1.000 tỷ baht (32 tỷ USD) mỗi năm, trong khi doanh số bán thực phẩm chế biến tại thị trường trong nước đạt 2.000 tỷ baht.
Thị trường nội địa có thể mở rộng thêm do dân số Thái Lan hiện ở mức 70 triệu người và quốc gia Đông Nam Á này mỗi năm đón tới 40 triệu du khách nước ngoài.
Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới, trong đó gạo chiếm phần lớn nhất với khoảng 17,5%, tiếp theo là gà, đường, cá ngừ chế biến, bột sắn và tôm.
Thị trường xuất khẩu thực phẩm lớn nhất của Thái Lan là Nhật Bản, tiếp theo là Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Malaysia và Philippines.
Mặc dù nhu cầu thực phẩm tăng mạnh từ Trung Quốc, ông Visit nói rằng Hiệp hội chế biến thực phẩm vẫn duy trì chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu thực phẩm là 5% trong năm nay, đạt 34,9 tỷ USD.
Theo ông Visit, hạn hán trên diện rộng vẫn là mối đe dọa chính đối với ngành thực phẩm Thái Lan. Hiệp hội chế biến thực phẩm dự báo hạn hán sẽ tác động mạnh đến nguồn cung dứa, dừa, nhãn, chôm chôm, ngô bao tử và ngô ngọt.
Ngoài ra, việc đồng baht tiếp tục mạnh cũng là mối lo ngại lớn đối với các nhà xuất khẩu, vì cứ mỗi đồng baht tăng giá so với đồng USD sẽ làm giá trị xuất khẩu thực phẩm mất khoảng 35 tỷ baht.
Xét về giá trị đồng baht, xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan giảm 3,8% trong năm 2019, đạt 1.025 tỷ baht, nhưng lại tăng 0,2% nếu xét trên giá trị đồng USD, đạt 33,1 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu thực phẩm của Thái Lan trong năm ngoái là 401 tỷ baht, giảm 0,1%.
Các mặt hàng xuất khẩu ghi nhận kim ngạch suy giảm là gạo (giảm 22%), đường (giảm 13,7%), cá ngừ đóng hộp (giảm 6%), tôm (giảm 9,2%) và dứa (giảm 15,7%).
Việc giá trị xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan sụt giảm là do nhu cầu toàn cầu yếu, đồng baht tăng giá và giá thực phẩm thế giới giảm sút.
Thực phẩm xuất khẩu của Thái Lan chiếm 2,5% thương mại thực phẩm của thế giới. Giá trị thương mại thực phẩm toàn cầu trong năm 2019 là 1.300 tỷ USD, giảm 0,6%.
Năm ngoái, Trung Quốc là nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất của Thái Lan, với giá trị lớn hơn cả Campuchia, Lào, Malaysia và Việt Nam cộng lại. Xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 151 tỷ baht trong năm 2019, tăng 34% so với năm trước đó, chiếm 14,7% tổng giá trị xuất khẩu thực phẩm của nước này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan muốn giành lại vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
16:23' - 16/02/2020
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan mới đây tổ chức một cuộc họp với các cơ quan liên quan và các nhà xuất khẩu gạo để tìm những biện pháp giành lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
-
DN cần biết
Ngành du lịch Thái Lan đề xuất miễn visa cho khách Trung Quốc
12:47' - 14/02/2020
Các quan chức ngành du lịch Thái Lan đang đề xuất miễn thị thực nhập cảnh (visa) cho công dân Trung Quốc trong kế hoạch hồi phục du lịch.
-
Doanh nghiệp
Dịch do virus Corona: Nguồn cung hàng từ Trung Quốc tới Thái Lan bị ảnh hưởng
10:39' - 11/02/2020
Chủ các doanh nghiệp thương mại điện tử và logistics của Thái Lan mới đây xác nhận dịch do virus Corona (nCoV) đã cản trở việc vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Heinz tạm dừng cung cấp cho Tesco do bất đồng về giá sản phẩm
09:00'
Nhà bán lẻ hàng tạp hóa và hàng hóa tổng hợp đa quốc gia của Anh Tesco đang đối mặt với tình trạng thiếu các sản phẩm của Heinz như đậu hầm, tương cà và sốt trộn salad.
-
DN cần biết
Xử lý vi phạm, gian lận trên sàn thương mại điện tử vẫn gặp khó
16:55' - 02/07/2022
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thời gian qua thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian nộp bản bình luận với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
10:01' - 02/07/2022
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo gia hạn thời gian nộp bình luận và phản biện trong vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm đối với mặt hàng tủ gỗ nội thất của Việt Nam tới ngày 7/7/2022.
-
DN cần biết
Tăng lực để trái cây Việt tiếp cận những thị trường "khó tính"
14:36' - 01/07/2022
Đến nay, trái cây của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, có nhiều thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc.
-
DN cần biết
Pháp cấm gắn mác "thịt" với các sản phẩm thay thế từ thực vật
12:01' - 01/07/2022
Theo một sắc lệnh của chính phủ Pháp công bố ngày 30/6, các sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật sẽ không được phép dán nhãn là “bít tết” hoặc “xúc xích".
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Tuần giao thương doanh nghiệp công nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam
19:56' - 30/06/2022
Từ ngày 4-8/7/2022 sẽ tổ chức Tuần Giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cơ bản của Hàn Quốc (PPURI Industry) với các nhà nhập khẩu Việt Nam.
-
DN cần biết
Hướng tới xây dựng nền kinh tế phi phát thải
17:47' - 30/06/2022
Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố cho thấy, khu vực tư nhân chiếm đến 70% trong nhu cầu đầu tư về biến đổi khí hậu của Việt Nam.
-
DN cần biết
Các hãng hàng không có tỷ lệ số chuyến bay cất cánh chậm giờ cao nhất
17:45' - 30/06/2022
Theo Cục Hàng không Việt Nam, số chuyến bay bị chậm chuyến trong tháng 6 lên tới 5.602 chuyến, chiếm tỷ lệ 18,2%, tăng hơn 15,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
-
DN cần biết
Tp.Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ từ EU
15:44' - 30/06/2022
Tp. Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ đứng đầu các chuỗi sản xuất, có sử dụng công nghệ cao, có thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển...