Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD
Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thủy sản trong tháng 6/2021 tiếp tục tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 865 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm vượt mốc 4,1 tỷ USD.
Cụ thể, xuất khẩu tôm trong tháng 6 đạt khoảng 402 triệu USD, tăng 15%, đưa tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm 2021 lên 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020. Theo đó, mặt hàng tôm chân trắng chiếm 76% đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng 23%; tôm sú chiếm 15%, đạt 257 triệu USD, giảm 10%; tôm biển các loại chiếm 9% đạt 154 triệu USD, giảm 16%. Những thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức đều đang gia tăng nhập khẩu tôm. Do vậy, xuất khẩu sang những nước này tăng trưởng tốt; trong đó, xuất khẩu tôm sang Mỹ đang có đà tăng trưởng mỗi tháng khoảng 45%, sang Nhật Bản tăng 17%, sang Hàn Quốc tăng 10%, Đức tăng 60%, sang Anh tăng 15%. Đáng chú ý, tôm Việt Nam đang đứng vị trí số 1 tại nhiều thị trường với kim ngạch nổi trội hơn so với các nước khác. Tuy nhiên, tại Mỹ - thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới (chiếm 30% kim ngạch nhập khẩu tôm thế giới và chiếm 22% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam), tôm Việt Nam chỉ chiếm 8,5% thị phần, đứng sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Tại Trung Quốc, tôm Ecuador và Ấn Độ cũng chiếm tỷ trọng cao tương đương khoảng 55% và 25% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của nước này. Năm 2021, nhập khẩu tôm từ 2 nước này và các nước châu Á khác vào Trung Quốc bị giảm do quy định kiểm tra gắt gao hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu.Do vậy, các nhà xuất khẩu tôm đều chuyển hướng tập trung vào thị trường Mỹ cho phân khúc tôm đông lạnh và có kế hoạch sản xuất tôm chế biến phục vụ thị trường EU và các thị trường khác.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng 6 tiếp tục tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 150 triệu USD, sau khi tăng mạnh 39% trong tháng 5. Lũy kế xuất khẩu nửa đầu năm 2021 đạt 788 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu sang Mỹ và những thị trường nhỏ đang hồi phục rất mạnh mẽ. Cụ thể, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đang tăng khoảng 170%, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường Mexico, Brazil, Anh, Thái Lan, Hà Lan, Colombia, Nga đều đạt mức tăng trưởng 3 con số từ 100 - 450%. Mỗi thị trường hiện chiếm khoảng 2,5-4% giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam và được dự đoán sẽ là những điểm đến tiềm năng cho cá tra Việt Nam, bù đắp sự sụt giảm tại Trung Quốc. Trong khi đó, theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục giảm khoảng 5-7% trong những tháng tới. Dù đang sụt giảm, nhưng Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 26% giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam. Do vậy, những ách tắc do kiểm soát chặt hàng nhập khẩu thủy sản đông lạnh liên quan kiểm tra COVID-19 của thị trường này đang tác động đáng kể đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với tôm, cá tra, xuất khẩu hải sản cũng đang có nhiều tín hiệu lạc quan. Riêng trong tháng 6, xuất khẩu hải sản tăng 21% đạt 312 triệu USD. Tính đến hết tháng 6/2021, xuất khẩu các sản phẩm hải sản Việt Nam đã đạt 1,6 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Hải sản hiện chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nửa đầu năm 2021 của Việt Nam; trong đó, xuất khẩu cá ngừ đạt 364 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 15%, đạt 277 triệu USD, các loại cá khác đạt 847 triệu USD, tăng 13%. Trong vài tháng gần đây, thị trường Mỹ tăng nhập khẩu cá ngừ Việt Nam gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Hiện Mỹ đang tiêu thụ tương đương 43% cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, thị trường Mỹ đã mở cửa trở lại, tất cả các phân khúc sản phẩm cá ngừ đều có cơ hội gia tăng thị phần tại đây. Bên cạnh đó, các thị trường khác dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng đều có những tín hiệu lạc quan bởi mức tăng trưởng rất cao, điển hình như xuất khẩu sang Italy tăng 122% trong 6 tháng đầu năm, sang Canada tăng 62%, sang Israel cũng tăng 37%. Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam đang tăng tưởng rất tốt; trong đó, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 41% giá trị xuất khẩu. Thị trường này có xu hướng tăng trưởng 7-8%. Tiếp theo là thị trường Nhật Bản chiếm 20% giá trị xuất khẩu cũng đang có chiều hướng tốt. Riêng xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Italy đang tăng vọt 170% qua các tháng gần đây và tăng gần 70% trong nửa đầu năm 2021. Đó là những tín hiệu để xuất khẩu mực, bạch tuộc tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn trong những tháng tiếp theo. Theo phân tích của Vasep, ngoại trừ việc thị trường Trung Quốc kiểm soát chặt hàng nhập khẩu liên quan kiểm tra COVID-19 làm ảnh hưởng đến doanh số xuất khẩu, kết quả xuất khẩu thủy sản sang các thị trường trọng điểm và tiềm năng khác đều rất khả quan. Cùng với sự phục hồi ấn tượng từ hai thị trường lớn là Mỹ và EU, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng tận dụng rất tốt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có nhiều tiềm năng, thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực. Với đà tăng trưởng hiện nay, Vasep dự báo, xuất khẩu thủy sản cả năm 2021 có thể cán mốc 9 tỷ USD./.>>>Hai doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0%
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản lên 45 tỷ USD
18:04' - 01/07/2021
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 24,23 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020.
-
DN cần biết
Xuất khẩu trực tuyến sang EU cần chiến lược dài hơi
15:33' - 30/06/2021
Từ ngày 1/7/2021, tất cả hàng hoa được đưa vào EU có nguồn gốc giao hàng từ nước thứ ba đều thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) và phải khai báo hải quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nghỉ lễ 30/4–1/5: Siêu thị, chợ truyền thống Hà Nội giữ giá ổn định
18:19'
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày nên các chợ truyền thống đến các siêu thị tại Hà Nội đã chuẩn bị nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào.
-
Hàng hoá
Tạm giữ hơn nửa tấn mì chính nghi giả tại chợ Vinh, Nghệ An
18:00'
Lực lượng chức năng phát hiện 174 gói bột ngọt loại 1kg mang nhãn hiệu MIWON và AJINOMOTO có dấu hiệu giả mạo. Bên cạnh đó, còn có 350kg bột ngọt được đóng bao, không rõ nhãn mác, nguồn gốc.
-
Hàng hoá
Giá gas tiếp tục ổn định tháng thứ hai liên tiếp
08:52'
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 tiếp tục giữ ổn định tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu hướng tới mức sụt giảm hàng tháng lớn nhất trong hơn ba năm
17:16' - 30/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu làm nhu cầu nhiên liệu giảm sút và nỗi lo dư thừa nguồn cung cũng gây áp lực lên thị trường, khiến giá dầu sụt giảm hàng tháng lớn nhất trong hơn ba năm.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong hai tuần
10:09' - 30/04/2025
Kết thúc phiên ngày 29/4, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm 1,61 USD (2,4%), chốt phiên ở mức 64,25 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm do lo ngại triển vọng nhu cầu yếu
17:04' - 29/04/2025
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch chiều 29/4 khi các nhà đầu tư hạ triển vọng nhu cầu do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Thái Nguyên thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm là thực phẩm nhập lậu
14:25' - 29/04/2025
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh bày bán 2.400 gói chân gà, 2.000 gói xúc xích que, 7.000 gói xúc xích, 5.750 gói cánh gà, 350 gói ớt bột có tổng trị giá gần 30 triệu đồng.
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 11 tấn thịt và nội tạng bò không rõ nguồn gốc trong 3 kho lạnh tại Hà Nội
11:50' - 29/04/2025
Đoàn kiểm tra phát hiện gần 11 tấn gồm lòng bò, gân bò, bì bò, họng bò, xách bò, xương bò, mép bò, óc bò, dạ dày bò, gan, phổi bò đông lạnh chưa qua sử dụng được để trong túi nilon không có nhãn mác.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương thay đổi thời gian điều hành giá xăng dầu
11:27' - 29/04/2025
Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 24 tháng 4 năm 2025 sẽ được thực hiện vào thứ hai ngày 5 tháng 5 năm 2025 (ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ).