Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc: "Gần" nhưng không "dễ"
Đây là dự báo của nhiều chuyên gia tại Hội thảo Thị trường thuỷ sản Trung Quốc: Tiềm năng cung cấp của Việt Nam, do Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 30/8.
*"Gần" nhưng không "dễ" Theo các doanh nghiệp, với quy mô dân số lớn nhất thế giới, có tốc độ tiền lương, thu nhập bình quân cũng như tầng lớp trung lưu tăng mạnh thì Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năm và thay thế cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.Tuy nhiên, thị trường này vẫn luôn có nhiều rủi ro, thách thức và nhiều bất trắc khó lường trước được.
Ông Đặng Ngọc Sâm Thương, Trưởng phòng Chuỗi cung ứng Công ty TNHH thực phẩm Amanda Việt Nam cho biết, để xuất khẩu được vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp buộc phải đáp ứng 3 điều kiện.Đầu tiên, doanh nghiệp phải nằm trong danh mục những nhà sản xuất thuỷ sản được cơ quan thẩm quyền Trung Quốc công nhận; hàng hoá xuất khẩu vào Trung Quốc phải được cấp giấy chứng nhận chất lượng; đồng thời, sản phẩm cũng phải nằm trong danh mục sản phẩm thuỷ sản được nước này công nhận.
Hiện công ty này đang muốn xuất khẩu khoảng 100 tấn cá hồi/tháng và có thể tăng hơn nữa trong thời gian tới. Với mức giá trung bình chỉ cần 10 USD/tấn thì đã mang lại doanh thu cho doanh nghiệp khoảng 10-12 triệu USD/năm.Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm cá hồi lại không có trong danh mục sản phẩm thuỷ sản được nhập vào Trung Quốc từ Việt Nam nên doanh nghiệp không thể đưa hàng đi được.
Trước tình hình trên, phía đối tác của công ty đã làm hồ sơ và liên hệ với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc để xin quota nhập khẩu, thế nhưng vẫn không được.Không chỉ cá hồi, một số sản phẩm thuỷ sản khác cũng trong tình trạng tương tự, như cá đổng cờ, hai mảnh vỏ...
Theo tìm hiểu của Công ty Amanda, trong công văn thoả thuận về hợp tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm giữa hai nước, Trung Quốc không có yêu cầu nào về việc cung cấp danh mục thuỷ sản được phép nhập khẩu.Trong khi đó, phía Trung Quốc vẫn nhất định yêu cầu Việt Nam cung cấp danh mục sản phẩm thuỷ sản xuất vào thị trường này rồi mới xem xét tiếp.
Vấn đề này đã được công ty phản ánh với VASEP và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản nhưng vẫn chưa gỡ vướng được cho doanh nghiệp.
Trong một phiên họp mới đây của VASEP, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) cũng cho rằng, Trung Quốc trong tương lai có thể sẽ trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.Tuy nhiên, với phương thức kinh doanh của họ hiện nay thì sẽ mang lại nhiều bất ổn cho ngành tôm nói riêng và ngành thuỷ sản nói chung.
Theo ông Lĩnh, thị trường tôm nguyên liệu từ đầu năm đến nay diễn biến khá bất thường. Mặc dù diện tích, sản lượng tôm liên tục tăng, nhưng giá tôm nguyên liệu đáng ra phải giảm xuống thì nay vẫn trên đà tăng lên.Nguyên nhân của tình trạng này là có sự “thao túng” của một số thương nhân Trung Quốc.
Họ xuống tận các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long để thu mua nguyên liệu và đẩy giá cao lên.
Nhìn sơ qua, điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho người nuôi, nhưng về tổng thể, lợi nhuận chung của ngành tôm sẽ bị thiệt hại đáng kể.Họ chủ yếu là mua hàng đông lạnh, chưa qua sơ chế và không quan tâm tôm có nhiễm kháng sinh hay không. Do vậy, phần lợi nhuận từ giá trị gia tăng của sản phẩm rơi vào tay các nhà chế biến Trung Quốc.
Nguy hiểm hơn, điều này có thể dẫn đến việc người nuôi "lơ là", không quan tâm đến việc kiểm soát dư lượng hoá chất kháng sinh, dẫn đến về lâu dài có thể tác động xấu đến uy tín chung của ngành. Do giá nguyên liệu cao và khan hiếm nên các doanh nghiệp chế biến phải cạnh tranh khá gay gắt, thậm chí một số nhà máy không có nguyên liệu để sản xuất, chưa kể ở Việt Nam giá thành nuôi tôm đã cao hơn các nguồn cung tôm khác. * Làm thế nào để tăng xuất khẩu vào Trung Quốc? Nhìn lại tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong vòng 10 năm gần đây, đại diện VASEP, bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO cho biết, đây là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam ít có sự tăng trưởng âm. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm, từ 152 triệu USD trong năm 2007 lên 860 triệu USD vào năm 2016.Tốc độ tăng trưởng hầu như đều duy trì ở 2 chữ số; trong đó, tôm và cá tra là hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu tôm sú lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ hai về nhập khẩu cá tra.
Là thị trường tiêu thụ khổng lồ, việc làm thế nào để tăng xuất khẩu ổn định vào Trung Quốc đang là câu hỏi đặt ra ở nhiều doanh nghiệp.Theo ông Nguyễn Phú Hòa, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, Trung Quốc có nhiều tỷ phú, tầng lớp trung lưu nhiều, họ thích các sản phẩm nhập khẩu có giá trị, chất lượng cao.
Do vậy, nếu các doanh nghiệp Việt có chiến lược xây dựng tốt hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, "hàng Việt Nam tiêu chuẩn quốc tế" thì có thể đẩy mạnh xuất khẩu ổn định sang thị trường này.Ngành thuỷ sản phải có chiến lược định vị thị trường, xây dựng thương hiệu chung, bảo vệ hình ảnh sản phẩm thì mới tiến quân vào thị trường Trung Quốc một cách bài bản.
Dưới góc độ của một chuyên gia trong ngành thuỷ sản, Tiến sĩ Yang Yong, Chủ tich hội đồng quản trị Công ty TNHH Công nghệ sinh học Nutriera Quảng Châu (Trung Quốc) cho biết, người tiêu dùng Trung Quốc hiện quan tâm nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, mức độ an toàn cũng như sự tiện lợi của sản phẩm; trong đó, thương hiệu sản phẩm là yếu tố quan trọng để họ lựa chọn sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn từ 20-30% để mua những sản phẩm nhập khẩu đảm bảo có những yếu tố trên. Do vậy, các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đẩy mạnh vào khâu chế biến sản phẩm theo hướng tiện lợi cho người tiêu dùng, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng sản phẩm. Chẳng hạn, đối với sản phẩm cá tra, doanh nghiệp có thể sử dụng một số chất chiết xuất thực vật có thề làm tăng hàm lượng omega-3 và phụ gia đặc biệt để cải thiện hương vị thịt."Nếu chất lượng thịt và dinh dưỡng được cải thiện, thể hiện sự khác biệt với cá rô phi và cá thịt trắng khác, sản phảm sẽ dễ dàng được người tiêu tin tưởng sử dụng và phổ biến", Tiến sĩ Yang Yong cho biết./.
Xem thêm:>>>Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong 7 tháng đạt 4,4 tỷ USD
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,5 tỷ USD
12:01' - 01/07/2017
Theo Bộ NN và PTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6/2017 ước đạt 653 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2016.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm: Cá ngừ, hải sản “thắng” lớn
11:06' - 30/06/2017
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm 2017 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2016.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,8 tỷ USD
14:17' - 30/05/2017
Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/2017 ước đạt 618 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2016.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,1 tỷ USD
14:08' - 29/04/2017
Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 4/2017 ước đạt 604 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, xuất khẩu thủy sản ước đạt 1,5 tỷ USD
11:35' - 03/04/2017
Khối lượng xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.