Xúc tiến thương mại nội địa để giữ vững đà tăng trưởng
Do đó, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào các giải pháp chủ yếu như tiếp tục thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu, bình ổn thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Bộ Công Thương cho biết, thị trường các mặt hàng thiết yếu trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 không có biến động bất thường. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, dịch bệnh, mùa vụ… nhưng cơ bản, cung cầu các mặt hàng được bảo đảm, giá có sự tăng, giảm đan xen đối với từng nhóm hàng.
Cùng đó, thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cung rau, quả, thực phẩm dồi dào, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy số ca nhiễm COVID-19 trong nước có xu hướng tăng trở lại trong tháng 4 nhưng hoạt động tiêu dùng thực phẩm thiết yếu của người dân vẫn ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, mua gom, tích trữ thực phẩm. Nguồn cung mặt hàng xăng dầu đầy đủ, giá trong nước có xu hướng tăng/giảm đan xen do chịu tác động của giá thế giới.
Thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước tính tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 3,9%); trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 25,8% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 109,4%.
Cũng theo đại diện Vụ Thị trường trong nước, nếu so với so với 4 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch COVID-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2023 tăng 26,7%.
Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 4 tháng đầu năm 2023 tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 6,4%); trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 14,5%; may mặc tăng 9,8%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 4,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 2,4%; riêng nhóm vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 1,1%.
Đáng lưu ý, trong 4 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao ở một số địa phương như sau: Bình Định tăng 14,7%; Đồng Nai tăng 12,9%; Bình Dương tăng 12,2%; Cần Thơ và Thanh Hóa cùng tăng 11,4%; Hải Phòng tăng 10%; Quảng Ninh tăng 9,5%; Tp. Hồ Chí Minh tăng 9,1%; Hà Nội tăng 9,0%; Đà Nẵng tăng 7,2%... cho thấy thị trường hàng hóa khá sôi động.
Để đẩy mạnh việc phát triển thị trường nội địa, Bộ Công Thương sẽ triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước thông qua kích thích tiêu dùng; tăng chi tiêu của Chính phủ.
Cùng đó, đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa thông qua khuyến khích các hệ thống phân phối hiện đại tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử. Thực hiện hiệu quả Chương trình đẩy mạnh đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tại các địa phương.
Riêng với mùa nông sản thu hoạch rộ sắp tới, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) khẳng định, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại lớn nhằm thúc đẩy sản xuất, kết nối sản xuất với thị trường trong nước.
Cụ thể như Chương trình "Tháng khuyến mại tập trung quốc gia"; hội chợ, triển lãm, chuỗi chương trình kết nối giao thương cấp vùng, hỗ trợ xúc tiến đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), nông sản mang chỉ dẫn địa lý của các địa phương... Qua đó, giúp nhà sản xuất, nhà cung ứng của các địa phương kết nối với hệ thống phân phối, đơn vị thu mua để sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân.
Về kế hoạch xúc tiến thương mại mang tính bền vững, dài hạn, Bộ Công Thương sẽ tập trung việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản địa phương thông qua một số giải pháp cụ thể.
Đơn cử như hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà cung ứng địa phương áp dụng truy xuất nguồn gốc nhằm minh bạch thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng; huấn luyện về kỹ năng xúc tiến thương mại, kỹ năng tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, thiết kế phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà cung ứng.
Đồng thời, huy động các nguồn lực, đặc biệt sự hỗ trợ về kỹ thuật của các đối tác trong nước và nước ngoài, đặc biệt các sàn thương mại điện tử trong nước như Lazada, Sendo, Shopee, Tiki, và các sàn thương mại điện tử nước ngoài như Amazon, Alibaba. Từ đó huấn luyện, nâng cao nhận thức cũng như hỗ trợ kỹ thuật, kỹ năng về chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, các kỹ năng quảng bá bán hàng trên môi trường số, kỹ năng bán hàng livestream.
Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng chú trọng đưa công nghệ thông tin đến các nhà cung ứng địa phương, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng vào xúc tiến thương mại nhằm đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại và phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương: Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô là cần thiết
17:17' - 26/04/2023
Bộ Công Thương có công văn trả lời ý kiến của Bộ Tài chính liên quan đến việc điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ và gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do bão số 3
22:07' - 09/09/2024
Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 943/QĐ-TTg về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Các Cục Dự trữ nhà nước khu vực sẵn sàng xuất cấp hàng cứu hộ, cứu nạn sau cơn bão số 3
21:12' - 09/09/2024
Tổng cục Dự trữ nhà nước đã kịp thời có văn bản chỉ đạo 15 Cục Dự trữ nhà nước khu vực tổ chức trực ban 24/24 giờ nhằm ứng phó kịp thời trước, trong và sau cơn bão số 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm khôi phục nuôi trồng thủy sản sau bão số 3
19:38' - 09/09/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định và Thái Bình về việc khẩn trương tổ chức các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu rà soát hạ tầng giao thông vùng ảnh hưởng bão
18:31' - 09/09/2024
Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục ban hành công điện về ứng phó với tình hình mưa, lũ sau bão số 3, trước diễn biến mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
17:56' - 09/09/2024
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách nào để chủ động nguồn cung phân bón trong nước?
17:43' - 09/09/2024
Nhiều ý kiến lo lắng đưa mặt hàng phân bón trở lại diện chịu thuế VAT 5% có thể khiến giá phân bón tăng cao hơn trong khi nhiều ý kiến lại khẳng định lợi ích mang lại cho cả "ba nhà".
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai chuyển dịch kinh tế sang 3 nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn
15:59' - 09/09/2024
Sự chuyển dịch của kinh tế Đồng Nai từ các ngành công nghiệp hỗ trợ, hỗn hợp sang 3 nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn gồm, công nghiệp hàng không, công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng đôi tàu Hà Nội - Lào Cai do nước sông dâng cao
14:47' - 09/09/2024
Theo Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, kế hoạch khai thác lại tuyến sẽ tùy thuộc vào tình hình thời tiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Cam kết hỗ trợ Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống
14:46' - 09/09/2024
Các Đối tác rủi ro thiên tai đã chia sẻ với những tổn thất do bão số 3 gây ra ở Việt Nam và cam kết hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống cộng đồng tại các khu vực bị ảnh hưởng.