Yếu tố nào quyết định "tiềm lực quốc gia" trong kỷ nguyên 4.0?
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0) được Việt Nam xác định là trọng tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Có thể nói, cách mạng công nghiệp 4.0 là sự "hợp nhất" các loại công nghệ và xóa đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học... với nền tảng là đột phá của công nghệ số, đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội và nền kinh tế tri thức.
* Khẳng định "tiềm lực" quốc gia Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp giữa hệ thống thực với hệ thống ảo, kết nối thông qua các thiết bị di động thông minh, dựa trên công nghệ số, xử lý dữ liệu lớn, kết nối không dây... từng bước hình thành nền sản xuất thông minh, năng suất vượt trội, công nghệ và sản phẩm thay đổi theo tốc độ chóng mặt, tạo nên cuộc "cách mạng" về các chuỗi sản xuất - giá trị sản phẩm toàn cầu có hàm lượng tri thức cao (sản phẩm thông minh).Cách mạng công nghiệp 4.0 kết nối giữa con người với con người, con người với thiết bị, thiết bị với thiết bị, các doanh nghiệp và khách hàng...
Ông Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh: Sản xuất và nhân lực được đánh giá là hai yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ kỹ thuật số, mạng internet và trí thông minh nhân tạo đang xuất hiện hầu hết mọi nơi trên thế giới và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam và đang làm thay đổi cả nền kinh tế đất nước.Tuy nhiên, công nghiệp 4.0 cũng tạo ra thất nghiệp khiến nhiều người mất việc khi nền công nghiệp dệt may và các ngành thủ công truyền thống đang bị thay thế dần với sự xuất hiện của robot, của trí tuệ nhân tạo... Việc ứng dụng công nghệ cao và máy móc thông minh sẽ tạo cơ hội cho con người làm việc và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách tận dụng những lợi thế mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại.
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội mới, thúc đẩy sự phát triển, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Phát triển công nghệ 4.0 có thể rút ngắn và gia tăng khoảng cách, chênh lệch về tiềm lực các quốc gia khác nhau và có khả năng biến đổi các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp trong nước tốt hơn. Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường... mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh”, “nhà máy số” mà ở đó các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ thống mạng.Internet hỗ trợ chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, lượng nguyên vật liệu và những thay đổi trong đơn hàng hay sự cố hoặc lỗi, nhờ vậy, chuỗi cung ứng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất về thời gian xử lý, thời gian lưu kho, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí vật liệu.
* Xây dựng chiến lược, phát triển thế mạnh Để Việt Nam tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, Việt Nam phải tiếp nhận công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh... Bên cạnh đó, lựa chọn những lĩnh vực cụ thể, sản phẩm thế mạnh để phát triển những sản phẩm công nghệ dựa trên thế mạnh của Việt Nam. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, sự bùng phát của hệ thống sản xuất tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối hay còn gọi là hệ thống tích hợp số - vật lý, cùng với những đột phá khoa học vào thế giới vi mô, hình thành các công nghệ mới như công nghệ nano, in 3D, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ di truyền, công nghệ trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật… đang làm biến đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của mỗi quốc gia. Sự chuyển động mạnh mẽ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với 4 nhóm công nghệ: Công nghệ thông tin, vật lý, sinh học và năng lượng tái tạo, báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ nêu rõ, mức độ sẵn sàng tham gia cuộc cách mạng các doanh nghiệp trong nước ở mức trung bình đối với nhóm công nghệ thông tin và mức độ sẵn sàng thấp trong các nhóm công nghệ còn lại.Với thực trạng phát triển khoa học và công nghệ hiện nay của Việt Nam, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) dự báo, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể làm giảm trên 80% số việc làm của ngành dệt may, còn Diễn đàn Kinh tế dự báo sẽ làm giảm 47% số việc làm trong ngành...
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-Ttg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chủ động nắm bắt cơ hội, đưa các giải pháp thiết thực, tận dụng tối đa các lợi thế và giảm thiểu những tác động tiêu cực.
Để vượt qua thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam phải có sự phát triển dựa trên tích lũy nền tảng, nghiên cứu cơ bản định hướng mang tính đột phá, hướng đến ứng dụng... Nghiên cứu và phát triển trở thành "chìa khóa" quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./. Yếu tố quyết định trong kỷ nguyên 4.0Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới mạnh mẽ để thích ứng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
17:04' - 03/09/2018
Hơn 31% GDP là kinh tế hộ gia đình siêu nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đang sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2-3 thế hệ, có khoảng cách xa với vận hành doanh nghiệp là rất khó khăn.
-
DN cần biết
Hợp tác công – tư đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp 4.0
20:23' - 22/08/2018
Dự án hợp tác đối tác công tư về lồng ghép các yêu cầu của công nghiệp 4.0 vào giáo dục nghề nghiệp sẽ góp phần nâng cao trình độ và hỗ trợ người lao động tạo lợi thế cạnh tranh.
-
Bất động sản
Xu hướng cho lĩnh vực bất động sản trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
16:52' - 11/08/2018
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó có bất động sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
11:59' - 10/08/2018
Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam là sáng kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm quy tụ và huy động tối đa nguồn lực chất xám.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu triển khai mô hình mới
21:20' - 01/07/2025
Chiều 1/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, nhờ đã triển khai mô hình tổ chức mới từ ngày 1/3 nên đến thời điểm hiện tại, ngành hải quan cơ bản đã vận hành thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00' - 01/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49' - 01/07/2025
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05' - 01/07/2025
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59' - 01/07/2025
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59' - 01/07/2025
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59' - 01/07/2025
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27' - 01/07/2025
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35' - 01/07/2025
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.