Yếu tố nào thúc đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc đi lên?
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang có một khởi đầu năm tốt nhất trong 13 năm qua, với chỉ số CSI 300 tăng 7,4% từ đầu tháng 1/2021 đến nay. Điều này cho thấy mối quan tâm lớn của các nhà kinh doanh trong việc tăng cường đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là “Điều gì đang thúc đẩy thị trường chứng khoán Trung Quốc đi lên?”.
Vào đầu năm 2020, tình hình trên thị trường chứng khoán Trung Quốc không mấy thuận lợi. Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến cộng đồng doanh nghiệp thế giới và các nhà đầu tư lo lắng. Đại dịch COVID-19 cũng là một yếu tố không chắc chắn. Trung Quốc là nước đầu tiên áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, khiến hoạt động kinh doanh ở một số khu vực bị đình trệ và GDP suy giảm. Tuy nhiên, nhờ những biện pháp cứng rắn này, Trung Quốc đã có thể kiểm soát dịch bệnh nhanh hơn các nước khác. Sang quý II/2020, tăng trưởng kinh doanh bắt đầu phục hồi và các chỉ số kinh tế như xuất khẩu, đầu tư vào tài sản cố định, tiêu dùng nội địa, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), đều được cải thiện hàng tháng.Thành công của Trung Quốc trong việc chống lại đại dịch đã cho các nhà đầu tư một số lý do để lạc quan. Theo dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Trung Quốc, nước duy nhất trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thể hiện động lực tích cực vào cuối năm 2020, sẽ chứng tỏ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong năm 2021 với mức tăng khoảng 8%. Mặt khác, rõ ràng con số tăng trưởng là do ảnh hưởng của một điểm xuất phát thấp, sau khi rơi vào đỉnh điểm đại dịch, đà phục hồi dĩ nhiên sẽ nhanh hơn.Bình luận về đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc, hãng tin Bloomberg chú ý đến những tuyên bố lạc quan của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng thế giới đang trải qua những thay đổi chưa từng thấy trong hàng trăm năm qua, nhưng tình hình này đang có lợi cho Trung Quốc. Ông cho rằng thời điểm hiện tại có cả thách thức và cơ hội, nhưng nhìn chung, cơ hội nhiều hơn. Bian Yongzu - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc - trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik cho hay một số ngành công nghiệp ở Trung Quốc gần đây đang phát triển tốt hơn các nước khác. Cùng với xu hướng tích cực của nền kinh tế, điều này giúp thu hút vốn quốc tế.Mặt khác, kinh tế Trung Quốc đang hoạt động tốt hơn so với nhiều nước khác. Một số ngành công nghiệp, chẳng hạn như công nghệ sinh học và chế tạo xe điện, đặc biệt thành công. Thành công của Tesla tại Trung Quốc khẳng định điều này. Những công ty như vậy đã kéo thị trường chứng khoán đi lên. Bên cạnh đó, thanh khoản trên thị trường thế giới đang dư thừa và nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng tốt. Ngoài ra, trong năm nay, Trung Quốc đã tích cực theo đuổi các cải cách để làm cho nền kinh tế cởi mở hơn với thế giới bên ngoài. Do đó, hiển nhiên, nguồn vốn của thế giới đã vươn tới Trung Quốc. Nhìn chung, trên phạm vi toàn cầu, đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc không quá đáng kể khi một số mã chứng khoán Mỹ tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, triển vọng phục hồi của nền kinh tế thế giới vẫn “ảm đạm”. Trong bối cảnh này, dòng vốn sẽ đi đến nơi có triển vọng tốt hơn.Không theo đuổi chính sách lãi suất thấp để kích thích kinh tế như một số nước phương Tây, Trung Quốc tiếp tục tuân thủ chính sách tiền tệ vừa phải, hạn chế trong các biện pháp kích thích có mục tiêu, chủ yếu trong chính sách tài khóa. Thứ nhất là nhằm kiềm lạm phát, điều này rất quan trọng khi đất nước đang muốn kích cầu tiêu dùng trong nước.
Thứ hai, các cơ quan quản lý có đủ khả năng để điều chỉnh trong trường hợp tình hình đột ngột chuyển biến theo hướng xấu đi. Chính sách này đang phát huy hiệu quả. Trong khi doanh số bán ô tô trên toàn thế giới đang giảm mạnh do sức mua sụt giảm, hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của Tesla đã có lãi trong 5 quý liên tiếp và gần một nửa doanh số của công ty này trong năm ngoái đến từ Trung Quốc. Cũng nhờ Trung Quốc, các nhà sản xuất hàng xa xỉ đã có thể tồn tại qua năm 2020. Thị trường hàng xa xỉ toàn cầu giảm 23% vào năm ngoái, nhưng ở Trung Quốc, ngược lại, tăng 48% lên 52,9 tỷ USD, với việc Trung Quốc chiếm 1/5 tổng doanh thu toàn cầu.Chủ tịch Tập Cận Bình mới đây đã nhắc lại tầm quan trọng của các quan chức trong việc tuân thủ mô hình phát triển mới. Điều đó bao gồm cam kết đối với chiến lược “lưu thông kép” - dựa vào thị trường tiêu dùng trong nước trong khi duy trì vòng hoạt động kinh tế ở ngoài nước, cũng như phát triển các đổi mới và đạt được độc lập về công nghệ.Điều này có nghĩa là bất kể tình hình bên ngoài ra sao, Trung Quốc sẽ phát triển hoạt động kinh doanh công nghệ của mình. Theo kế hoạch đầu tư được thông qua vào năm 2020, Trung Quốc sẽ đầu tư 10.000 tỷ NDT (1.400 tỷ USD) vào việc phát triển công nghệ kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng mới vào năm 2025. Điều này có lẽ giải thích về sự quan tâm dai dẳng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Hiện tại, cổ phiếu của các công ty Trung Quốc đã thống trị Chỉ số các thị trường mới nổi toàn cầu MSCI, với thị phần đã tăng lên 40% trong năm 2020.Tuy nhiên, những tác động bên ngoài tiêu cực đối với sự phát triển của Trung Quốc vẫn tồn tại.Thứ nhất, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 ở nhiều nước phát triển - các đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc bao gồm Mỹ và EU - vẫn còn rất nghiêm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế và triển vọng hợp tác kinh tế và thương mại với Trung Quốc.Thứ hai, áp lực của Mỹ đối với các công ty công nghệ Trung Quốc đang gia tăng. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã ký một sắc lệnh hành pháp cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc được cho là có liên quan đến hoạt động quân sự. Sở giao dịch chứng khoán New York cũng đã thông báo hủy niêm yết cổ phiếu của China Mobile, China Unicom và China Telecom.Hãng tin Reuters trích dẫn các nguồn tin ở Washington cho biết ông Trump cũng đang xem xét đưa Alibaba và Tencent vào danh sách đen. Những công ty này có lượng cổ phiếu trị giá tổng cộng 1.300 tỷ USD, đứng thứ hai và thứ ba trên thế giới về vốn hóa trong số các công ty đến từ các nước đang phát triển. Cổ phiếu Alibaba và Tencent đều được tất cả các quỹ đầu tư lớn nhất của Mỹ nắm giữ./.Tin liên quan
-
Đời sống
Tiêm vaccine COVID-19 ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ kéo dài đến cuối năm 2022
14:02' - 27/01/2021
Các chương trình tiêm chủng vaccine phòng dịch COVID-19 ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ kéo dài đến cuối năm 2022 do quy mô dân số của 2 nước này quá lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Mô hình hợp tác mới giữa Trung Quốc và nước ngoài nhìn từ câu chuyện của Tesla
06:30' - 27/01/2021
Việc tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng xe điện Tesla (Mỹ) quyết định mở rộng đầu tư tại Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác mới giữa Trung Quốc và nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước thu hút FDI lớn nhất thế giới
16:02' - 25/01/2021
Trung Quốc là nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất trong năm 2020, với tổng cộng 163 tỷ USD, so với số vốn FDI mà Mỹ thu hút trong cùng kỳ là 134 tỷ USD.
-
Ngân hàng
Trái phiếu Trung Quốc vẫn hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài trong năm 2020
07:34' - 25/01/2021
Nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng cường nắm giữ trái phiếu Chính phủ Trung Quốc trong năm 2020, trước triển vọng khả quan của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50' - 29/04/2025
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43' - 29/04/2025
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.