Yếu tố tạo ra lợi thế cho ngành may mặc Việt Nam là gì?
Báo The Daily Star của Bangladesh mới đây đăng bài viết nêu bật các yếu tố nền tảng tạo nên lợi thế của ngành may mặc Việt Nam, trong đó có thời gian sản xuất ngắn, chất lượng vải tốt và sự tập trung vào thị trường cao cấp.
Điều này không chỉ giúp Việt Nam thâm nhập những thị trường được đánh giá là "khó tính" như châu Âu (EU), Mỹ, mà còn mang lại doanh thu ngày một cao hơn.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm đối thoại chính sách (CPD) tháng 2 vừa qua, riêng trong năm 2020, mỗi 100 kg áo phông xuất sang EU, Việt Nam thu về 2.157,9 USD, trong khi doanh thu sản phẩm tương ứng của Bangladesh chỉ là 1.091,5 USD.
Năm 2019, mức doanh thu của mỗi nước lần lượt là 2.099,7 USD và 1.097,5 USD. Tương tự tại thị trường Mỹ, hàng may mặc của Việt Nam cũng được đánh giá cao so với một số nước khác.
Lý giải điều này, Giám đốc nghiên cứu CPD, ông Golam Moazzem, khẳng định điều dễ thấy là chất lượng vải của Việt Nam về cơ bản tốt hơn đáng kể, trong khi một bộ phận người tiêu dùng có sở thích dùng hàng cao cấp.
Theo ông, việc sử dụng vải chất lượng cao hơn giúp các nhà sản xuất Việt Nam có giá tốt hơn. Chưa kể, Việt Nam có nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ sản phẩm cao cấp hơn.
Cũng theo ông Moazzem, dù quy mô còn hạn chế, song các công ty may mặc Việt Nam đã chủ trương tập trung vào thị trường cao cấp. Mặc dù là nước đi sau trong lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc toàn cầu, song Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một nhân tố lớn.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có một vị thế tốt và xếp hạng tương đối cao trên bảng Chỉ số môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, đặc biệt là quốc gia Đông Nam Á này có xu hướng hướng tới việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về nhân quyền và bảo vệ môi trường.
Trong khi đó, ông AK Azad, Giám đốc điều hành Tập đoàn may mặc hàng đầu Bangladesh Ha-Meem, cho rằng Việt Nam sử dụng tốt nguồn nguyên liệu có sẵn với chất lượng hàng đầu, trong khi thời gian sản xuất ngắn. Ước tính tổng thời gian Việt Nam vận chuyển hàng may mặc tới châu Âu mất khoảng 30 ngày, trong khi các nước khác, trong đó có Bangladesh, cần thời gian vận chuyển lâu hơn.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Viynticx Group, ông KM Rezaul Hasanat, lại cho rằng Việt Nam có thế mạnh về sản xuất áo khoác ngoài cho người dân sống ở vùng có khí hậu lạnh, cùng với đó là áo blazer chất lượng cao, áo sơ mi dệt công sở và quần tây cho thị trường EU và Mỹ.
Không chỉ vậy, các nhà cung cấp Việt Nam tập trung sản xuất các sản phẩm phức tạp, trong khi một số quốc gia tập trung các mặt hàng cơ bản như áo phông và quần tây. Vì vậy, giá các mặt hàng may mặc của Việt Nam có giá trị cao hơn sản phẩm từ các quốc gia khác trong khu vực.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn sản xuất rất nhiều quần áo thể thao mà giá của các sản phẩm này rất cao, góp phần giúp giá trung bình của các mặt hàng may mặc Việt Nam ở mức cao.
Hiện hầu hết các thương hiệu và nhà bán lẻ quần áo thể thao nổi tiếng toàn cầu đều tìm nguồn sản phẩm từ Việt Nam. Hiện Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng Việt Nam đứng thứ 70 trên 190 nền kinh tế thế giới có môi trường kinh doanh thuận lợi trong thời gian tới./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Triển vọng nào cho các nhà bán lẻ hàng may mặc đắt tiền Nhật Bản?
08:45' - 01/03/2021
Ngày càng có nhiều người tìm đến các sản phẩm đơn giản có giá cả hợp lý, hơn là những “bộ cánh” văn phòng cầu kỳ và đắt đỏ.
-
Kinh tế Thế giới
ILO kêu gọi ngành may mặc hỗ trợ người lao động nhiều hơn giữa "bão" COVID-19
23:41' - 21/10/2020
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hối thúc ngành may mặc cần làm nhiều hơn nữa để bảo đảm công việc và cuộc sống của công nhân trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
-
Thị trường
Xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh đang trên đà phục hồi
07:25' - 05/09/2020
Kim ngạch xuất khẩu quần áo may sẵn của Bangladesh trong tháng 8/2020 đạt 3,3 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 2,3 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04'
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”