Yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực ASEAN
Hiện tại, ASEAN đang được coi là khu vực trung tâm sản xuất toàn cầu, ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,6% giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
Yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong khu vực này là sức mua của 640 triệu người tiêu dùng với phân khúc thu nhập trung bình ngày càng tăng. Mức thu nhập tăng của người dân đã làm thay đổi xu hướng tiêu dùng và góp phần tạo ra mức tăng trưởng mới trong lĩnh vực này. Yếu tố thứ hai chính là mức chi phí cho các hoạt động sản xuất rẻ hơn các thị trường nơi khác đã thu hút các doanh nghiệp lớn ngoài khu vực ASEAN đầu tư sản xuất và mở rộng các hoạt động tại đây.Thời gian qua, Trung Quốc đã điều chỉnh mức lương của người lao động tăng đáng kể. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng sửa đổi các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo hướng chặt chẽ hơn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phải đối mặt với thực trạng tăng chi phí hoạt động, buộc phải tìm kiếm và chuyển hướng sang các khu vực có chi phí rẻ hơn. Trong khi đó ASEAN là khu vực các doanh nghiệp hướng tới nhằm giảm chi phí sản xuất trong khi có thể tận dụng được tính ưu việt của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.Sự tham gia của ASEAN vào các thỏa thuận thương mại ngoài khu vực đã cải thiện vị thế của ASEAN là một trung tâm sản xuất toàn cầu. Chẳng hạn Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) biến ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung. Trong khi đó, các thỏa thuận thương mại lớn như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nếu thành công sẽ là một bước tích cực hướng tới Khu vực thương mại tự do rộng lớn hơn ở châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) có thể đóng vai trò là một diễn đàn liên chính phủ hữu ích về thương mại tự do…Do đó, các nhà sản xuất trong khu vực sẽ có thể được hưởng chi phí giao dịch thấp hơn nhờ hội nhập kinh tế lớn hơn và môi trường chính sách tự do hóa và phối hợp hơn.Thế giới đang phát triển theo xu thế sử dụng các ứng dụng khoa học công nghệ cao và đã có sự phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Theo số liệu thống kê gần đây, ngành sản xuất và xuất khẩu ô tô xếp ở vị trí thứ năm trong số các ngành công nghiệp của khu vực ASEAN với giá trị xuất khẩu đạt 42,5 tỷ USD chỉ tính riêng mặt hàng phụ tùng và phụ kiện trong năm 2016. Theo dự báo, giá trị của ngành sản xuất ô tô được dự báo sẽ tăng 23% lên 77 tỷ USD vào năm 2020 nhu cầu nội địa hóa tăng trong quá trình sản xuất ô tô.Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên ASEAN đã có một lợi thế chiến lược vốn có là một trung tâm sản xuất và xuất khẩu ô tô phục vụ cho cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia dẫn đầu của ASEAN trong lĩnh vực này. ASEAN đang ngày càng chứng tỏ là một trung tâm sản xuất các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng mới (sử dụng hệ thống điện và công nghệ hybrid). Do vậy, các nhà sản xuất trong khu vực cần phải tham gia vào các ngành công nghiệp thứ cấp hay nói cách khác là tham gia sản xuất phụ tùng và linh kiện ô tô để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các nhà sản xuất truyền thống ở các khu vực khác.Ngoài lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu ô tô, ngành sản xuất nhiên liệu tinh chế cũng mang lại cơ hội tăng trưởng kinh tế lớn cho các nước ASEAN. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của người dân ngày càng lớn và yêu cầu về chất lượng nhiêu liệu ngày càng cao.Điều này đang mang lại cơ hội phát triển cho các nước trong khu vực ASEAN bằng cách mở rộng xây dựng các nhà máy lọc dầu mới cũng như nâng cấp các nhà máy hiện có đạt các tiêu chuẩn vận hành cao hơn.
Theo các nhà phân tích kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lượng bình quân đầu người trong khu vực ASEAN vẫn thấp hơn mức bình quân đầu người trên toàn cầu. Điều này mở ra một tương lai tăng trưởng rộng lớn cho các nước ASEAN trong lĩnh vực này. Các quốc gia ASEAN đang trong xu hướng phát triển mạnh mẽ, họ sẽ phải đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước - điều có thể làm tăng sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu và gây lo ngại về gánh nặng kinh tế trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Do đó các quốc gia ASEAN phải tìm cách phát triển ngành công nghiệp tinh chế nhiên liệu, giảm phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài, đồng thời tạo ra một sân chơi bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu nước ngoài.Bên cạnh các yếu tố tích cực tạo ra cơ hội phát triển, các nước ASEAN vẫn đang đối mặt với những khó khăn cản trở quá trình phát triển này. Một trong những khó khăn mà các nền kinh tế trong khu vực ASEAN phải đối mặt đó chính là ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bởi vì ASEAN là trung tâm của chuỗi giá trị xuyên quốc gia. Các nhà sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi việc chính quyền Mỹ áp mức thuế cao hơn nhiều so với trước đây đối với các mặt hàng đầu vào trong quá trình sản xuất như linh kiện, thiết bị hay các sản phẩm thô khác…Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với khu vực ASEAN có thể đã bị thổi phồng lên rất nhiều so với thực tế bởi có ý kiến cho rằng các quốc gia ASEAN chính là những đối tượng hưởng lợi từ cuộc chiến này. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ chuyển cơ sở sản xuất sang các nước ASEAN để tránh mức thuế cao do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt… Cho đến nay, sản xuất vẫn là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế ASEAN. Mặc dù các nhà phân tích luôn đề cao cảnh giác với tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, các cơ hội thị trường hiện tại và trong tương lai sẽ góp phần vào sự tăng trưởng của khu vực trong tương lai xa./.- Từ khóa :
- asean
- rcep
- ftaap
- aec
- cuộc chiến thương mại mỹ-trung
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chiến lược xoay trục sang Nhật Bản của Malaysia và tác động tới ASEAN
06:30' - 26/02/2019
Từ các thủ đô Jakarta, Phnom Penh và Bangkok lãnh đạo của các nước ASEAN đang theo dõi xem chiến lược hướng đến Nhật Bản của Malaysia diễn ra như thế nào.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam khẳng định nỗ lực của ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển
09:41' - 13/02/2019
Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định ASEAN đã có nhiều nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI).
-
Kinh tế Việt Nam
Cơn gió ngược trên toàn cầu tạo lực đẩy cho ASEAN hội nhập
15:52' - 11/02/2019
Những nguy cơ tiềm ẩn của bất ổn kinh tế vĩ mô làm chậm lại kinh tế toàn cầu có thể trở thành đòn bẩy giúp ASEAN đẩy nhanh tiến trình cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2019.
-
DN cần biết
Lào bỏ thuế nhập khẩu với hơn 8.000 mặt hàng của ASEAN
10:52' - 24/01/2019
Bộ Kế hoạch Đầu tư Lào cho biết đã giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với 8.536 mặt hàng nhập từ các nước thành viên ASEAN, như là một phần trong nỗ lực nhằm thiết lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.