Zimbabwe được hay mất nhiều hơn trong thỏa thuận hoán đổi tiền tệ Trung Quốc?
Ngày 13/1, Bộ trưởng Tài chính và phát triển kinh tế Zimbabwe Mthuli Ncube thông báo Zimbabwe và Trung Quốc đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước.
Việc hoán đổi tiền tệ sẽ giúp kết nối giữa các nhà đầu tư Trung Quốc muốn mang ngoại tệ vào Zimbabwe để đầu tư kinh doanh với các nhà đầu tư Trung Quốc đang hoạt động ở Zimbabwe và muốn chuyển tiền ra khỏi nước này để trả cổ tức hoặc chi trả cho các nhà cung cấp. Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư ở Trung Quốc thanh toán cho doanh nghiệp hoạt động ở Zimbabwe đang tìm kiếm ngoại tệ. Doanh nghiệp của Trung Quốc ở Zimbabwe sẽ thanh toán bằng khoản tiền bằng đồng đô la Zimbabwe (ZWD) tương đương với số tiền USD cần trả vào tài khoản ngân hàng địa phương của bên trả tiền ở Trung Quốc.Đồng nội tệ là phương tiện thanh toán hợp pháp cho tất cả các giao dịch trong nước, trừ một số nhà khai thác kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành du lịch có thể giao dịch bằng USD.Dù vậy, các chính sách tiền tệ này không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi họ muốn chuyển lợi nhuận đạt được trở lại Trung Quốc vì Zimbabwe đang phải đối mặt với tình trạng thiếu ngoại tệ.Đạt được sau chuyến thăm Zimbabwe của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ này sẽ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc tại Zimbabwe dễ dàng hơn trong chuyển tiền ra khỏi đất nước tiếp nhận đầu tư.Bộ trưởng Mthuli Ncube cho biết những nhà đầu tư Trung Quốc sẽ hoán đổi tiền tệ để những người đang đầu tư vào Zimbabwe có thể dùng đồng nội tệ để trả cho những người đang muốn rút vốn. Quốc gia miền Nam châu Phi này hiện trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ với tình trạng thiếu nhiên liệu và các mặt hàng cơ bản khác. Vì vậy Zimbabwe đang đặt nhiều hy vọng vào Trung Quốc để cải thiện tình trạng khó khăn kinh tế hiện nay, sau thất bại trong việc thuyết phục Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ trừng phạt kinh tế vào năm ngoái.Zimbabwe là cái tên mới nhất mới nhất trong số các quốc gia châu Phi như Nam Phi, Nigeria và Ghana đã ký kết các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc.Tuy nhiên, các nhà kinh tế Zimbabwe cho rằng động thái này sẽ có lợi cho phía Trung Quốc trong khi tiếp tục gây khó khăn đối với Zimbabwe vốn đang rất cần ngoại tệ. Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ này sẽ đơn giản hóa thủ tục kiểm soát ngoại tệ, nhưng sẽ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển lợi nhuận kinh doanh ra khỏi đất nước. Trong khi đó, những người Zimbabwe vốn trước đây được quyền tiếp cận với số tiền đó sẽ không còn khả năng này nữa.Dòng ngoại hối tiềm năng từ đầu tư sẽ không chảy vào thị trường Zimbabwe do ngoại tệ không được bơm vào các hệ thống kinh tế của quốc gia miền Nam châu Phi này, bởi quy định mới cho phép công ty Trung Quốc chuyển tiền lãi về bản địa.Giám đốc điều hành của Liên minh về nợ và phát triển Zimbabwe (ZIMCODD) Janet Zhou cho rằng lợi ích duy nhất Zimbabwe đạt được từ thỏa thuận có thể là khả năng tiếp cận với ngoại tệ và các nguồn tài chính bên ngoài với lãi suất cạnh tranh. Tuy nhiên, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ hoạt động tốt nhất trong các nền kinh tế ổn định.Giám đốc điều hành Janet Zhou đánh giá do tình hình siêu lạm phát, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ sẽ không có lợi đối với Zimbabwe. Bởi khi bắt đầu hợp đồng hoán đổi tiền tệ, hai bên sẽ thỏa thuận tỷ giá hối đoái cố định. Trong bối cảnh đồng nội tệ của quốc gia miền Nam châu Phi này ngày một mất giá, lượng tiền gốc sẽ mất giá trị vào thời điểm thanh toán hợp đồng.Hơn nữa, Zimbabwe hiện đang rất cần ngoại tệ và rất có khả năng chính phủ nước này sẽ đưa ra các điều khoản thân thiện để thu hút đầu tư và ngoại tệ. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc sẽ có nhiều ưu thế hơn để mặc cả bởi vị thế kinh tế chính trị toàn cầu của cường quốc châu Á này.Giám đốc điều hành Janet Zhou bày tỏ quan ngại của ZIMCODD về nguồn cung đô la Zimbabwe để thực hiện hoán đổi tiền tệ, bởi các lựa chọn khả dụng duy nhất sẽ là in tiền hoặc phát hành tín phiếu kho bạc vốn có tính lạm phát cao.Ngay sau cuộc gặp với Tổng thống Emmerson Mnangagwa tại Harare vào ngày 13/1 vừa qua, Bộ trưởng Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi trong 11 năm liên tiếp.Tổng đầu tư gián tiếp của Trung Quốc đã đạt 110 tỷ USD và hơn 3.700 doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư và khởi nghiệp kinh doanh ở nhiều khu vực khác nhau của châu Phi – tạo thành động lực mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế bền vững trên lục địa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đài Loan (Trung Quốc) đầu tư 22 tỷ USD xây nhà máy lọc dầu tại Indonesia
08:00' - 19/01/2020
Trước đó, CPC Corp và Công ty dầu khí quốc doanh PT Pertamina của Indonesia đã ký một thỏa thuận khung trị giá 6,49 tỷ USD để triển khai dự án nói trên.
-
Kinh tế Thế giới
Công ty công nghệ cao Trung Quốc, Mỹ hoan nghênh thỏa thuận thương mại giai đoạn 1
20:48' - 18/01/2020
Các công ty công nghệ cao của Trung Quốc và Mỹ đã hoan nghênh việc hai nước ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
-
Hàng hoá
Số liệu kinh tế yếu của Trung Quốc hạn chế đà tăng của giá dầu châu Á
16:34' - 17/01/2020
Giá dầu châu Á ổn định trong phiên chiều 17/1 sau những báo cáo cho thấy tăng trưởng kinh tế có phần giảm tốc tại Trung Quốc, làm dấy lên những lo ngại về nhu cầu năng lượng trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong ba thập kỷ
10:26' - 17/01/2020
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), năm 2019, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong ba thập kỷ qua, do nhu cầu nội địa suy yếu và tác động từ thương chiến.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.