Công ty công nghệ cao Trung Quốc, Mỹ hoan nghênh thỏa thuận thương mại giai đoạn 1
Các công ty công nghệ cao của Trung Quốc và Mỹ đã hoan nghênh việc hai nước ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một, khi cho rằng điều này tăng cường sự chắc chắn và ổn định trong quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực công nghệ.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Lenovo, Yang Yuanqing, tin tưởng rằng việc ký kết thỏa thuận sẽ đưa đến sự chắc chắn trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.Theo ông, là một công ty toàn cầu, Lenovo kỳ vọng môi trường kinh doanh chắc chắn hơn và thuận lợi hơn nhờ thỏa thuận này. Ông cho rằng Trung Quốc và Mỹ phụ thuộc lẫn nhau trong lĩnh vực công nghệ và không thể tách rời.
Ông Alex Liu, nhà sáng lập Research Methods and Data Science, một tổ chức nghiên cứu về dữ liệu học có trụ sở tại Pasadena, California, cho rằng việc hai nước ký thỏa thuận giúp tránh được nguy cơ tan vỡ quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ.Người từng là nhà khoa học đứng đầu bộ phận dữ liệu của IBM này nhận định việc thực thi thỏa thuận sẽ tăng cường việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc, từ đó thúc đẩy hợp tác về khoa học công nghệ giữa hai nước.
Bà Karen Thomas, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Thomas Public Relations, Inc., một cơ quan hàng đầu của Mỹ về điện tử tiêu dùng và công nghệ cao, hoan nghênh thỏa thuận. Bà cho biết Thomas Public Relations, Inc. có nhiều đối tác Trung Quốc và phối hợp hiệu quả với các công ty công nghệ của nước này.Thomas Public Relations, Inc. tin rằng thỏa thuận sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các công ty công nghệ hai nước và hy vọng hai nước sẽ thịnh vượng nhờ thỏa thuận.
Trong khi đó, thỏa thuận mang đến hy vọng cho nhiều công ty công nghệ khởi nghiệp. Ông Cao Hui, nhà đồng sáng lập Mutrics, một công ty công nghệ khởi nghiệp của Trung Quốc về thiết kế và sản xuất kính thông minh nghe nhạc bluetooth, cho biết công ty của ông gặp những khó khăn tại thị trường Mỹ trong năm qua, do nước này tăng thuế đối với các hàng hóa của Trung Quốc.Thỏa thuận vừa được ký sẽ đưa đến triển vọng sáng sủa hơn và tăng lòng tin về sự thịnh vượng cho các công ty tại thị trường của nhau.
Sau gần hai năm đàm phán, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thỏa thuận vào ngày 15/1 tại Nhà Trắng.Thỏa thuận bao gồm từ việc thúc đẩy thương mại song phương về hàng nông sản, hàng chế tạo, năng lượng, dịch vụ và mở rộng hơn nữa sự tiếp cận thị trường đến việc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF và S&P nhận định về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một
11:34' - 18/01/2020
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva ngày 17/1 cho hay, việc Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một sẽ làm giảm sự bất ổn tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung: Nhiều lo ngại chưa được giải quyết
10:58' - 17/01/2020
Thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà Mỹ vừa ký với Trung Quốc trong tuần này đã giải quyết một số vấn đề của lĩnh vực công nghệ, song nó vẫn để lại nhiều lo ngại chưa được giải quyết.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận giai đoạn một góp phần "cài đặt" lại quan hệ Mỹ-Trung
05:30' - 17/01/2020
Sự kiện ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một đánh dấu bước đi đầu tiên trong việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giải quyết cuộc chiến thương mại kéo dài gần hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Bắc Kinh mở cửa lĩnh vực tài chính trước thỏa thuận Mỹ-Trung
21:21' - 16/01/2020
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung được chờ đợi bấy lâu là chiến thắng đối với các công ty Mỹ đang tìm cách tiếp cận lĩnh vực tài chính có giá trị 40.000 tỷ USD của Trung Quốc.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á phản ứng khá “dè dặt” trước thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung
17:03' - 16/01/2020
Các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 16/1 khi những nội dung trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc được công bố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13'
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06'
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34'
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12'
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24'
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16'
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15'
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.