Châu Phi sẽ hưởng lợi nếu Nam Phi và Nigeria ủng hộ thương mại tự do
Đây là nhận định trong bài phân tích của nhà nghiên cứu Liesl Louw-Vaudran đăng trên trang mạng của Viện Nghiên cứu Các vấn đề an ninh Nam Phi (ISS),
Kết quả ấn tượng tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Liên minh châu Phi (AU) về Khu vực Thương mại tự do châu Phi (AFCFTA) diễn ra hôm 21/3 cho thấy sự thống nhất của toàn châu lục nhằm thúc đẩy các cơ hội kinh tế của châu Phi, thúc đẩy thương mại nội khối, nhưng lại không nhất trí tăng cường vai trò của AU.Tại hội nghị thượng đỉnh AU diễn ra hồi tháng 1/2018, 23 quốc gia đã kí kết tham gia Thị trường vận tải hàng không châu Phi thống nhất và 30 nước đã kí kết Nghị định thư của AU đối với Hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế châu Phi về tự do đi lại, quyền định cư và sinh sống của người dân.
Mặc dù có nhiều trở ngại trong việc thiết lập khu vực thương mại tự do, thậm chí còn nhiều trở ngại hơn trong việc cho phép người dân châu Phi tự do di chuyển khắp châu lục, nhưng những thỏa thuận này là các bước đi đầu tiên quan trọng.
Sáng kiến AFCFTA nói riêng đã được ca ngợi như một thành tựu lớn, mở đường cho thương mại nội khối lớn hơn ở châu Phi và tạo ra nhiều cơ hội kinh tế hơn cho tất cả các nước ở châu Phi.
Tuy nhiên, trong khi 44 quốc gia kí kết AFCFTA, thì hai nền kinh tế lớn nhất châu lục là Nam Phi và Nigeria lại không kí. Với sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao cũng như lịch sử của hai quốc gia này trong việc thúc đẩy sự thay đổi ở châu Phi, hai “người khổng lồ” này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với những sáng kiến như thế này.Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã tham dự hội nghị thượng đỉnh Kigali và đưa ra các tuyên bố lạc quan về những lợi ích của AFCFTA. Nam Phi đã ký Tuyên bố Kigali, thể hiện ý định nước này sẽ ký thỏa thuận thương mại tự do trong tương lai và đang chờ hoàn tất.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nam Phi Rob Davies cho biết, thực tế Nam Phi đã đề xuất đưa ra một tuyên bố như vậy và việc phê chuẩn AFCFTA cũng sẽ cần có sự đồng ý từ Quốc hội Nam Phi.
Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đã quyết định không tham dự hội nghị thượng đỉnh vào phút chót, với lí do cần phải tham khảo thêm.Đây là một bất lợi cho Rwanda, nước chủ nhà của sự kiện và cá nhân Tổng thống nước này Paul Kagame, người đang là chủ tịch AU. Nigeria có một vai trò lớn trong việc tham gia vào thỏa thuận thương mại tự do châu Phi.Thực tế, Tổng thống Buhari đang lãnh đạo một đất nước có lịch sử đi đầu trong việc hình thành AFCFTA. Việc tạo ra một khu vực mậu dịch tự do như vậy đã được đưa ra lần đầu tiên trong Kế hoạch Hành động Lagos được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở thủ phủ kinh tế của Nigeria vào năm 1980. Hiệp ước Abuja năm 1991 về thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Phi là tiền thân của AFCFTA và các chuyên gia thương mại vẫn thường nhắc đến tiến trình đó là Lộ trình Abuja.
Nigeria ban đầu đã đề nghị tổ chức hội nghị Ban Thư ký của AFCFTA. Nước này cũng là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 thành viên - một trong những cộng đồng kinh tế khu vực chủ động nhất ở châu Phi.Trong AU, Tổng thống Buhari cũng được chỉ định làm người đứng đầu trong số các nguyên thủ quốc tế về chủ đề AU cho năm 2018 - chiến thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng: một con đường bền vững cho sự chuyển đổi của châu Phi.
Trong khi lời giải thích chính thức duy nhất cho đến nay là quyết định chưa tham gia "để tham khảo ý kiến với các bên liên quan ở trong nước" thì rõ ràng nhiều người Nigeria có thể không xem thương mại trong nội bộ châu Phi theo cách mà những người Nam Phi nhìn nhận.Trong quá khứ, người Nigeria đã chứng kiến sự kết thúc của động lực kinh tế mạnh mẽ của Nam Phi đối với châu lục, và hãng điện thoại di động khổng lồ MTN của Nam Phi là một ví dụ rõ ràng. Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho sự phản đối mạnh mẽ ở Nigeria đối với việc Morocco xin gia nhập ECOWAS vào cuối năm 2017.
Maroc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trên lục địa, đặc biệt là ở Tây Phi, và có lo ngại rằng việc tiếp cận nhiều hơn thông qua các hiệp định của ECOWAS về tự do đi lại của người và hàng hóa có thể đe dọa các doanh nghiệp bản địa ở Nigeria.
Tuy nhiên, Nigeria cũng là nước xuất khẩu và đầu tư lớn trên lục địa về dịch vụ tài chính, hàng hoá sản xuất, nông sản và các sản phẩm tương tự. Các chuyên gia thương mại nhất trí rằng về lâu dài, AFCFTA có thể nhắm đến mục tiêu "các bên cùng thắng", đặc biệt là các nền kinh tế lớn hơn.Cựu ủy viên Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Phi, Carlos Lopes bình luận tại hội nghị AU rằng Nigeria sẽ đi đến thỏa thuận thương mại, nhưng sau đó ông viết trên trang Twitter rằng nước này đã bỏ lỡ một biểu tượng có ý nghĩa lịch sử do không ký kết.
Rõ ràng, cả hai gã khổng lồ của vùng hạ Sahara ở châu Phi là Nigeria và Nam Phi đều có rất nhiều lợi ích từ thương mại nội khối của châu lục. Trong quá khứ, sự hợp tác chặt chẽ giữa Nam Phi và Nigeria đã dẫn tới những bước tiến quan trọng, chẳng hạn như sự chuyển đổi Tổ chức Thống nhất Phi châu thành AU. Trong cuốn sách mới “The Eagle và Springbok” (Đại bàng và Sơn dương) về chính sách đối ngoại của Nigeria và Nam Phi, Giáo sư Adekeye Adebajo của trường Đại học Johannesburg (Nam Phi) gọi Nam Phi và Nigeria là hai "ông kễnh”.Theo Giáo sư Adebajo, hai cường quốc châu Phi này, cùng với các nước khác như Algeria, Ethiopia hoặc Angola, cần hợp tác chặt chẽ hơn. Giáo sư Adebajo viết: "Sự kết hợp quyền lực chính trị của hai quốc gia này thể hiện một sức mạnh tiềm năng đáng kể trong việc định hình sự hội nhập của châu Phi và đại diện cho các lợi ích của châu lục này trên sân khấu thế giới".
AFCFTA và các sáng kiến khác của AU cần có cả Nam Phi và Nigeria. Tổng thống Nam Phi Ramaphosa cho đến nay đã ám chỉ rằng ông cam kết hội nhập trong khu vực và thương mại của châu lục. Lúc này là thời điểm tốt để tăng cường liên kết ngoại giao với Nigeria nhằm giữ cho Lộ trình Abuja đi đúng hướng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Khu vực thương mại tự do châu Phi được thành lập
21:39' - 21/03/2018
Các nước thành viên Liên minh châu Phi đã ký thoả thuận về thiết lập Khu vực thương mại tự do châu Phi (AFCFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư Trung Quốc tràn khắp châu Phi khiến Mỹ lo ngại
06:30' - 20/03/2018
Theo bài phân tích trên trang mạng news24.com của Nam Phi mới đây, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo rằng những khoản đầu tư trị giá lớn của Trung Quốc tràn ngập khắp châu Phi đi kèm với các ràng buộc đáng kể.
-
Đời sống
Châu Phi kêu gọi EU nói "Không" với ngà voi
14:41' - 17/03/2018
32 nước châu Phi đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) ngăn chặn tình trạng buôn bán ngà voi trái phép thông qua một bản kiến nghị yêu cầu EU đóng cửa thị trường buôn bán loại hàng hóa này.
-
Kinh tế Thế giới
Giải pháp cho bài toán căng thẳng nguồn nước ở châu Phi
06:02' - 15/03/2018
Theo bài phân tích của nhà nghiên cứu Nelson Odume trên trang news24 của Nam Phi, lục địa châu Phi bị ảnh hưởng khá rõ nét bởi khí hậu cực đoan và hạn hán hay lũ lụt đang xảy ra thường xuyên hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi - mắt xích quan trọng trong chiến lược của Nga
05:30' - 24/01/2018
Mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor có bài viết cho rằng Nga có thể sớm gia tăng sự can dự ở châu Phi lên mức độ chưa từng có trong vài thập niên trở lại đây.
-
Kinh tế tổng hợp
Châu Phi đối mặt với mối đe dọa về an ninh y tế
08:50' - 19/01/2018
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 18/1, Hội đồng Hòa bình và An ninh Liên minh châu Phi (AU) đã thảo luận về các mối đe dọa an ninh y tế mà châu lục này đang phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi tìm cách cứu ngành hàng không
20:42' - 18/01/2018
Liên minh châu Phi (AU) cam kết thúc đẩy sáng kiến thành lập Thị trường Hàng không châu Phi với mục đích tự do hóa và mở cửa cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37' - 03/07/2025
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27' - 03/07/2025
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”