Chiến tranh thương mại sẽ kéo lùi kinh tế thế giới
Cuộc đối đầu thương mại giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và phần còn lại của thế giới đang leo thang, và giới quan sát khá đau đầu với câu hỏi: khi nào những tranh chấp này kết thúc? Do trong lịch sử hiện đại kể từ những năm 1930 đến nay có rất ít thời kỳ chứng kiến các cuộc chiến thương mại lớn nên hiện rất khó để có thể đưa ra những ví dụ để so sánh.
Một điều không thể phản bác là thương mại toàn cầu đang phải đối mặt với những chính sách thuế quan cũng như các hạn chế thương mại và đầu tư của Mỹ, cùng với các biện pháp trả đũa từ các quốc gia khác. Diến biến đó có thể dẫn đến việc căng thẳng leo thang tới mức làm suy giảm đáng kể hoạt động thương mại và đầu tư trên thế giới, sau đó gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Tranh chấp thương mại "tăng nhiệt"Mọi sự chú ý của thị trường hiện đang huớng vào căng thẳng thương mại ngày một gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. “Phát súng” đầu tiên đã được Mỹ khai hỏa vào ngày 6/7 khi nước này đánh thuế 25% trên lượng hàng hóa trị giá 34 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, bên cạnh 16 tỷ USD hàng hoá khác cũng có thể bị đánh thuế bổ sung trong tháng Bảy. Tiếp đó, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 10/7 thông báo nước này dự kiến áp thuế bổ sung 10% đối với 6.031 dòng sản phẩm nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc, sớm nhất là từ tháng Chín năm nay. Lần này, Mỹ dự kiến áp thuế lên nhiều mặt hàng tiêu dùng hơn so với lần trước. Sau những động thái trên của Mỹ, Trung Quốc ngay lập tức ra tuyên bố chỉ trích và đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả đối đẳng cả về quy mô lẫn tiến độ thực hiện. Trong khi đó, những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các quốc gia đồng minh truyền thống tuy có phần tạm lui về “hậu trường” nhưng vẫn âm ỉ, có thể khoét sâu thêm rạn nứt giữa các bên. Ngày 1/6, Mỹ loan báo kế hoạch áp 25% thuế đối với sản phẩm thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Canada và Mexico đã chính thức có hiệu lực. Các nước này ngay sau đó đã lên tiếng chỉ trích động thái trên của Mỹ và đe dọa sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa. EU đã trả đũa với việc đánh thuế hàng chục sản phẩm của Mỹ gồm thuốc lá, rượu bourbon, quần jeans hay xe máy phân khối lớn…, từ ngày 22/6. Ngày 1/7, Canada cũng đã áp thuế lên hàng loạt mặt hàng có tổng giá trị lên tới 16,6 tỷ USD của Mỹ. Cùng với Canada, Bộ Kinh tế Mexico cũng công bố danh sách các mặt hàng của Mỹ phải chịu áp thuế như thịt lợn, nho, táo, đèn và thép cán mỏng, với mức thuế tương đương mức áp dụng đối với nước này. Ngoài ra, Mỹ cũng hứng chịu nhiều chỉ trích từ những quốc gia khác. Thụy Sỹ mới đây đã trở thành nước thứ 8 thuộc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khiếu nại về thuế nhôm, thép của Mỹ. Ít nhất 40 nước thành viên WTO, trong đó có Nga, Nhật Bản và 28 nước thành viên EU, cũng đã phản ánh lên Hội đồng Thương mại Hàng hóa về kế hoạch áp thuế lên mặt hàng ô tô nhập khẩu của Mỹ. Các nước này cho rằng những biện pháp như vậy có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thương mại đa phương toàn cầu. Kinh tế sẽ “đi chệch” đường rayTheo nhiều nhà phân tích, kinh tế Trung Quốc có thể nói đang ở thể trạng khá tốt để chống đỡ qua “cơn bão thương mại” với Mỹ. So với cách đây một thập kỷ, nền kinh tế Trung Quốc về tổng thể đã bớt phụ thuộc vào xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang Mỹ nói riêng.Điều này phản ánh thực tế rằng Trung Quốc đang là trạm cuối của nhiều chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm những chuỗi có đầu vào từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Một số tác động từ chính sách áp thuế của Mỹ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế này, chứ không riêng gì Trung Quốc.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm từ mức 6,9% trong năm 2017 xuống 6,6% trong năm nay. Một số nhà phân tích cho rằng có thể Bắc Kinh sẽ “xuống thang” do những áp lực kinh tế tiềm tàng. Song giới quan sát cũng hoài nghi về khả năng này.Ông Eswar Prasad, một nhà kinh tế tại Đại học Cornell, cho biết thiệt hại kinh tế của Trung Quốc từ chính sách thuế của Mỹ có khả năng là không lớn. Đó là vì nền kinh tế châu Á này vẫn đủ lực để ngăn chặn sự “giảm tốc” của tăng trưởng bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ hoặc áp dụng các chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm “bơm” thêm tiền vào nền kinh tế.
Chính quyền của Tổng thống Trump cũng phải đối mặt với những áp lực “hạ nhiệt” trong các tranh chấp với Trung Quốc. Bắc Kinh đã thiết kế các biện pháp trả đũa nhắm chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp đến từ các bang đã bỏ phiếu cho ông Donald Trump vào năm 2016 . Chắc chắn là các tổ chức thương mại cũng như thành viên quốc hội đại diện cho lợi ích của người nông dân Mỹ sẽ không ngại ngần tấn công các chính sách của chính phủ nếu chúng đe dọa nguồn thu nhập của họ. Nhưng Tổng thống Mỹ cũng sẽ khó lòng lùi bước. Chính quyền của Tổng thống Trump đã từng cân nhắc một giải pháp khả thi duy nhất để giải quyết tranh chấp thương mại với Trung Quốc, nhưng sau lại từ bỏ nó. Hồi tháng Năm, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin từng tuyên bố sau cuộc họp với đại diện Trung Quốc rằng các biện pháp thuế quan có thể bị đình chỉ sau khi Bắc Kinh đồng ý mua thêm các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng của nước này.Tuy nhiên, “thỏa thuận ngừng bắn” đã nhanh chóng sụp đổ sau khi những người chỉ trích nói rằng chính quyền Tổng thống Trump đã để cho Trung Quốc dùng tiền “mua” lối thoát khỏi bế tắc. Giờ đây không khó để thấy rằng Tổng thống Trump đã quyết định cứng rắn hơn để đạt được một thỏa thuận có lợi.
Còn về phần EU, nhiều nhà quan sát nhận định rằng tính theo lợi ích kinh tế thuần túy, châu Âu đã có thể không cần phản ứng với chính sách thuế quan của Mỹ. Động thái áp thuế của Washington chỉ nhằm vào lượng hàng hóa xuất khẩu trị giá khoảng 7,7 tỷ USD của châu Âu sang Mỹ, tương đương khoảng 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khối này.Thép chiếm phần lớn trong số những mặt hàng bị ảnh hưởng và thuế quan của Mỹ dự kiến sẽ khiến hoạt động xuất khẩu thép của EU giảm khoảng 1% trên tổng sản lượng của cả khối.
Tuy nhiên, nhu cầu về thép châu Âu được dự báo sẽ tăng 1,4% trong năm nay, vậy nên sự suy giảm này hầu như không quá nguy hiểm. Việc châu Âu tham gia vào một cuộc trả đũa thương mại tốn kém được cho là chủ yếu nhằm bảo vệ hệ thống thương mại toàn cầu. Châu Âu chưa sẵn sàng để từ bỏ những quy định thương mại hiện hành và thay chúng bằng một hệ thống được xác định bởi sức mạnh của nước lớn. Vẫn còn quá sớm để nhận định liệu việc Tổng thống Trump “khơi mào” chiến tranh thương mại với EU, Trung Quốc và các nước láng giềng Bắc Mỹ sẽ thành công hay không. Cần phải đợi nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nữa để các nhà phân tích kinh tế có thể đưa ra các đánh giá cụ thể. Song lịch sử đã chứng minh chiến tranh thương mại không chỉ kéo tụt đà phục hồi của kinh tế thế giới, mà có thể dẫn đến những hậu quả còn khôn lường hơn thế rất nhiều lần.>>>Trung Quốc "săn tìm" nguồn cung mới thay thế hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nông dân Mỹ lo ngại về tác động của xung khắc thương mại Mỹ - Trung
19:37' - 15/07/2018
Nhiều nông dân trồng trọt và chế biến trái cây ở khu vực Tây Bắc nước Mỹ đang lo ngại về những tác động lâu dài của những mâu thuẫn thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Giá vàng
Căng thẳng thương mại: Dự báo thị trường vàng tiếp tục biến động
15:32' - 15/07/2018
Nhiều chuyên gia nhận định thị trường vàng sẽ còn nhiều biến động khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đi đến hồi kết.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ngành của Mỹ có thể hưởng lợi từ chiến tranh thương mại với Trung Quốc
17:43' - 14/07/2018
Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ với một vài đối tác thương mại có thể làm tổn thương các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00' - 03/04/2025
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12' - 03/04/2025
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58' - 03/04/2025
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53' - 03/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52' - 03/04/2025
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.