Đánh giá về tình hình di cư tại Đức
Tờ Die Welt (Thế giới) của Đức số ra mới đây đăng bài phân tích của tác giả Marcel Leubecher đề cập đến vấn đề người di cư, trong đó dẫn số liệu ước tính của Cục Thống kê Liên bang cho thấy về lâu dài, sẽ có khoảng 200.000 người di cư đến Đức mỗi năm, chủ yếu những người di cư này đến từ các quốc gia ngoài châu Âu.
Theo công bố của Viện Nghiên cứu Dân cư Liên bang (BiB), trong giai đoạn 2005-2015, có khoảng 3,8 triệu người từ khắp các châu lục Á, Phi, Mỹ hoặc Đại Dương tới Đức, nhiều gần gấp hai lần so với 1/4 thế kỷ trước.
Trong giai đoạn 1980-1990, khoảng 2 triệu người không thuộc châu Âu tới Đức. Số liệu này được khai thác bởi các nhà nghiên cứu tại phòng Thống kê Di cư thuộc Cục Thống kê Liên bang.
"Dòng chảy" người nhập cư này chỉ tính những người đã đăng ký cư trú tại một cộng đồng (thành phố, tỉnh, quận, huyện...), thể hiện mong muốn của họ là được ở lại lâu dài.
Tờ Die Welt dẫn số liệu của BiB cho thấy trong giai đoạn 2005-2015, nhóm người nhập cư (không thuộc châu Âu) vào Đức lớn nhất là nhóm người Syria với khoảng 440.000 người, kế tiếp là người Thổ Nhĩ Kỳ với khoảng 332.000 người.Đứng thứ ba là nhóm nhập cư tới từ Mỹ 324.000 người, tiếp theo là những người đến từ các nước như Trung Quốc (212.000 người), Ấn Độ (161.000 người), Afghanistan (152.000 người) và Iraq (144.000 người).
Nguyên nhân đầu tiên khiến số lượng người nhập cư vào Đức năm 2015 tăng mạnh là do tình hình xung đột và nghèo đói ở các quốc gia Hồi giáo, các nước cận Đông và Trung Đông.Lý do khác là bởi kinh tế và khoa học tại Đức phát triển khiến quốc gia này trở nên hấp dẫn với những người đang tìm việc làm. Đặc biệt, thông qua việc tiếp nhận người di cư, "dòng chảy" người nhập cư từ nước ngoài tới Đức trong năm 2015 tăng lên con số kỷ lục gần 2 triệu người.
Tờ Weltam Sonntag (Thế giới Chủ nhật) cũng cho biết Cục Thống kê Liên bang đang cập nhật "dự báo dân số" của họ dựa trên con số 200.000 người nhập cư vào Đức mỗi năm, sau khi đã trừ đi số lượng người di cư. Hơn 4 triệu người được sinh ra tại các nước EU khác hiện sống ở Đức.Một điểm đáng chú ý là trường hợp của nước Mỹ. Theo Cục Thống kê Liên bang, trong những năm qua, nước Mỹ đã có khoảng 324.000 công dân di cư đến Đức và chỉ có 137.000 người Mỹ sống tại Đức mà không có quốc tịch Đức. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ cũng là một trong những nước có lượng người di cư hàng đầu vào Đức.>>> Châu Âu cần người di cư để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- Từ khóa :
- đức
- vấn đề di cư
- khủng hoảng người di cư
- châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Vấn đề người di cư: Số người nhập cư trái phép vào Mỹ giảm kể từ năm 2009
11:53' - 26/04/2017
Số người nhập cư trái phép vào Mỹ đã giảm xuống còn 11 triệu người kể từ năm 2009, chủ yếu do số người Mexico nhập cư bất hợp pháp trên đất Mỹ giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 2.000 người di cư được giải cứu trên Địa Trung Hải
09:08' - 15/04/2017
Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy và 5 tàu tư nhân vừa giải cứu hơn 2.000 người di cư từ những chiếc thuyền cao su và tàu gỗ không đảm bảo an toàn khi họ đang lênh đênh trên Địa Trung Hải để tới châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ phạt các thành viên không thực thi chương trình tái bố trí người di cư
10:02' - 13/04/2017
Ủy ban châu ÂU (EC) cho biết một số nước như Bulgaria, Croatia và Slovakia chỉ đáp ứng một cách rất hạn chế các nghĩa vụ về tiếp nhận người di cư theo hạn ngạch được phân bổ.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Ùn tắc tại biên giới khu vực Schengen
18:44' - 11/04/2017
Sau khi áp dụng quy định mới, biên giới khu vực Schengen đã rơi vào tình trạng ách tắc nghiêm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Để không lỡ nhịp với thời đại
15:27'
Trước chính sách thuế quan đối ứng gây nhiều tranh cãi của Mỹ, phản ứng của các nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 2: Giấc mơ Mỹ và chiến thuật "tất tay"
15:26'
Khi đã qua "cơn sốc", bình tĩnh nhìn lại sự kiện 2/4/2025 - ngày mà Tổng thống Donald Trump gọi là "Ngày Giải phóng" - có lẽ phải thừa nhận rằng yếu tố bất ngờ không quá lớn.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 1: Trật tự thương mại toàn cầu rung lắc
15:26'
Các nước đang nhanh chóng hành động để ứng phó trước nguy cơ biến động của thương mại toàn cầu và hầu hết các phản ứng cho đến nay đều khá thận trọng.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.