Đàm phán thương mại Mỹ - Trung chưa đạt đồng thuận cuối cùng (Phần 2)
Do đó, phương hướng phát triển nhìn chung sẽ không thay đổi. Theo ông Yu, Trung Quốc sẽ cắt giảm thâm hụt thương mại bằng cách nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ, hiện đang bị hạn chế nghiêm ngặt.
Báo Global Times bình luận rằng đó là "quyền chủ quyền của Trung Quốc để phát triển lĩnh vực công nghệ cao và nó gắn với năng lực trẻ hóa của Trung Quốc. Và chính sách này sẽ không bị từ bỏ do sức ép từ bên ngoài".
Quyết định mới đây của Washington cấm các công ty nước này bán linh kiện cho nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc dựa trên thực tế ZTE đã vi phạm lệnh cấm vận của chính quyền Mỹ, khiến Bắc Kinh bị tổn thương và phải trả giá vì thiếu nguồn cung cấp vi mạch tiên tiến của nước ngoài. Kế hoạch "Made in China 2025" kêu gọi các nhà sản xuất trong nước đáp ứng 70% nhu cầu về vi mạch của nước này.
Jian-Hong Lin, chuyên gia phân tích thuộc hãng nghiên cứu TrendForce, nhận xét những nỗ lực của chính quyền Trump thực sự có thể khuyến khích Trung Quốc tăng cường nỗ lực phát triển ngành công nghiệp nội địa trong bối cảnh họ đang cố gắng thực hiện kế hoạch của ông Tập Cận Bình.
Các chuyên gia cho rằng các nhà sản xuất vi mạch của Trung Quốc bị tụt hậu 5 năm so với các đối thủ đến từ Mỹ và châu Á và cuộc chạy đua công nghệ cao ngày càng khốc liệt cộng với đội ngũ nhân tài ít ỏi đang cản trở nỗ lực của Trung Quốc nhằm bắt kịp các nhà sản xuất lớn của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.
Trong lúc các nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất vi mạch của Trung Quốc phấn đấu để đuổi kịp đối thủ, công nghệ vẫn tiếp tục phát triển, với các vật liệu mới có thể làm thay đổi hoàn toàn bức tranh tương lai của ngành công nghệ điện tử. Các vi mạch tiên tiến nhất rất khó để sản xuất bởi nó ngày càng nhỏ nhằm giúp chúng xử lý nhanh hơn và tiết kiệm điện hơn.
Liên quan đến cuộc đàm phán thương mại lần này, phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc nhìn chung giữ thái độ thận trọng. “Nhật báo Trung Quốc” có bài bình luận khẳng định phía Bắc Kinh hy vọng rằng đàm phán đem lại “một giải pháp khả thi để chấm dứt các tranh chấp đang diễn ra”.
Song cũng theo bài bình luận trên, Trung Quốc “sẽ chiến đấu chống lại hành vi bắt chẹt của Mỹ khi cần thiết. Là một đất nước ủng hộ toàn cầu hóa, thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương, Trung Quốc sẽ nhận được sự ủng hộ đắc lực từ cộng đồng quốc tế”.
Bài bình luận trên cũng cho biết Mỹ hy vọng sẽ tiếp cận nhiều hơn với thị trường Trung Quốc, nhưng họ không nên sử dụng hành động thương mại để tấn công và buộc Trung Quốc phải mở rộng cánh cửa. Trong tiến trình mở cửa hơn nữa, Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ “có qua có lại”, mở cửa thị trường hơn nữa đối với đầu tư và cạnh tranh của Trung Quốc.
Trong một thông tin khác, trang mạng apple.com.hk (Hong Kong) đăng nhận định của giới chuyên gia cho rằng để giải quyết xung đột thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã liên kết với các nước châu Âu để đối phó với lệnh trừng phạt thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngoài ra, Bắc Kinh còn cố gắng thiết lập mối quan hệ hữu nghị với Nhật Bản và Ấn Độ để tránh bị cô lập.
Theo bài viết, Trung Quốc muốn tìm kiếm sự hỗ trợ của châu Âu để chống lại Mỹ. Các quan chức Trung Quốc phụ trách về vấn đề thương mại quốc tế đã đàm phán với các đặc phái viên Liên minh châu Âu tại Trung Quốc như Pháp, Đức, Anh, Italy, Tây Ban Nha. Trung Quốc lo ngại rằng các đối tác thương mại chính của họ đang nghiêng về phía Mỹ.
Ngoài ra, để tránh bị cô lập, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn đã đến thăm Nhật Bản. Thiếu tướng Từ Quốc Nguy đã dẫn đầu 25 quan chức cấp cao quân đội Trung Quốc cũng có chuyến thăm tới Nhật Bản.
Một nhà bình luận về vấn đề Trung Quốc đã cho biết để thúc đẩy ông Trump cử đoàn đại biểu tới Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhượng bộ về vấn đề xe ô tô, thuốc chống ung thư, và nợ quốc gia.
Rốt cuộc, cuộc đấu này sớm hay muộn thì cũng tập trung vào vấn đề thể chế, cơ chế trợ cấp xuất khẩu quy mô lớn của Bắc Kinh có thể thay đổi, kế hoạch đến năm 2025 có thể được sửa đổi. Chính quyền Trump có thể trả đũa nếu Trung Quốc áp dụng các hạn chế hành chính đối với các công ty và doanh nghiệp của Mỹ.
Một quan chức Trung Quốc giấu tên cho biết Trung Quốc có thể giảm thuế đối với ô tô nhập khẩu, mua thêm hàng hóa của Mỹ, và đề xuất đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ - Trung.
Điều kiện Trung Quốc đưa ra là có giới hạn, không dừng lại ở kế hoạch trợ cấp trong nước cũng như các cách hỗ trợ khác để phát triển công nghệ tiên tiến. Điều quan trọng nhất là Trung Quốc sẽ không thông qua cách tăng giá đồng nhân dân tệ (NDT) để nâng cao xuất khẩu của Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đánh giá cao sự giúp đỡ của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên
09:04' - 10/05/2018
Ngày 9/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Trung Quốc đã giúp đỡ rất nhiều trong vấn đề Triều Tiên.
-
DN cần biết
Thịt lợn Mỹ "gặp khó" khi vào thị trường Trung Quốc
18:38' - 09/05/2018
Một số nguồn tin cho biết các cơ quan chức năng Trung Quốc đang tăng cường kiểm tra thịt lợn được nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của các nước Trung Đông về quyết định Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
07:45' - 09/05/2018
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, các nước Trung Đông đã lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình, trong đó có những ý kiến trái chiều đối với quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc
20:07' - 08/05/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên quan đến vấn đề Triều Tiên và thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới ngầm bitcoin tại Trung Quốc (Phần 2)
06:30' - 07/05/2018
Mặc dù tồn tại như một thế giới ngầm bitcoin song hoạt động giao dịch tiền ảo trên các nền tảng song song vẫn tồn tại nhiều cạnh tranh.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới ngầm bitcoin tại Trung Quốc (Phần 1)
05:30' - 07/05/2018
Sau khi Chính phủ Trung Quốc quyết định đóng cửa các sàn giao dịch tiền ảo nội bộ của nước này vào tháng 12/2017, một hệ thống nền tảng giao dịch ngầm đã được hình thành để che mắt các nhà quản lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00' - 03/04/2025
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12' - 03/04/2025
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58' - 03/04/2025
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53' - 03/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52' - 03/04/2025
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.