Hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài
Ngày 5/3, tại hội thảo về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh các chuyên gia cho rằng, ngay cả các nền kinh tế trên thế giới, chứ không phải riêng Việt Nam mà sự đóng góp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Do đó, việc hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề vô cùng quan trọng không chỉ đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh mà còn đối với nền kinh tế mỗi đất nước.
*Nâng cao nhận thức doanh nghiệpTrong giai đoạn hiện nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam thành lập đã đạt con số lớn nhất từ trước đến nay, cụ thể lũy kế 2 tháng đầu năm 2018, cả nước có 18.703 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 197.333 tỷ đồng, tăng 29,4% về số doanh nghiệp và tăng 29,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày có 300 doanh nghiệp mới ra đời.
Do đó, việc đồng hành cùng doanh nghiệp, cung cấp thông tin, hành trang cho doanh nghiệp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước có vai trò vô cùng quan trọng.Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ, internet… kéo theo sự xuất hiện những tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi dẫn đến tình trạng những doanh nghiệp có nhãn hiệu nổi tiếng và thành công thì càng dễ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo ông Peter Willimott, chuyên gia dự án cao cấp Văn phòng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Singapore, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sở hữu trí tuệ có thể trở thành tài sản có giá trị về tài chính và mang lại nguồn thu mới, được sử dụng như là cơ sở đảm bảo tài chính; ngăn chặn những người làm hàng giả và hàng nhái…Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin đầy đủ để vận dụng hiệu quả, nhất là hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được tạo thành từ các luật sở hữu trí tuệ quốc gia và quy trình thủ tục, trên cơ sở đăng ký bảo hộ để đạt được sự bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu quốc tế, kiểu dáng công nghiệp…
Đồng quan điểm, TS. Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, ngoài phát triển nhiều hoạt động xúc tiến về thương mại, công nghiệp, đầu tư… trong những năm gần đây, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thì xúc tiến trong lĩnh vực khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ đã và đang được VCCI chú trọng.Bởi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… là yếu tố cốt lõi góp phần tạo nên thành công của doanh nghiệp, nên việc cập nhật thông tin, kiến thức sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động bảo vệ những tài sản vô hình, hữu hình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các thị trường xuất khẩu.
Tính đến hết ngày 30/11/2017, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tiếp nhận 93.614 đơn các loại, trong đó có 53.894 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 4% so với cùng kỳ năm 2016); thực hiện xử lý được 75.683 đơn các loại; trong đó, có 36.901 xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 4,8% so với năm 2016) và cấp 25.744 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp các loại. Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) nhận định, mặc dù số lượng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn khiêm tốn, nhưng đây tín hiệu tích cực cho thấy nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng được cải thiện và nâng lên đáng kể. Trong đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã hiểu biết và ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ tại thị trường nội địa mà còn ở các thị trường xuất khẩu chủ lực. “Qua những vụ việc tranh chấp và mất quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp… cho thấy việc đấu tranh giành lại quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường nước ngoài rất khó khăn, nên ngày càng nhiều doanh nghiệp chủ động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu, sản phẩm, nhãn hiệu của doanh nghiệp hơn”, ông Theo ông Đinh Hữu Trí, cho biết thêm. *Ứng dụng hệ thống quốc tế Theo ông Phạm Nghiêm Xuân Bắc, Tổng thư ký Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA), trong quá trình hội nhập quốc tế, tài sản sở hữu trí tuệ có vai trò rất lớn, do đó doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư, kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước, tùy theo tiềm lực và chiến lược phát triển của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh.Các doanh nghiệp cần đánh giá đúng và đủ thông tin, quy định pháp luật, dịch vụ… liên quan đến lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp… để tư bảo vệ tài sản vô hình cũng như hữu hình của doanh nghiệp.
Hàng năm, WIPO đều phát hành mới những ấn bản, nghiên cứu được phối hợp với các trường đại học, chuyên gia về các chỉ số, đơn đăng ký về sáng chế cũng như chi tiêu đầu tư cho giáo dục liên quan đến lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.Ông Denis Croze, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Singapore, cho biết các kết quả khảo sát và nghiên cứu mới nhất trong năm nay của WIPO cho thấy trong những năm gần đây, các quốc gia châu Á; trong đó, có Việt Nam đã và đang nỗ lực đầu tư cải tiến hệ sinh thái khởi nghiệp, nghiên cứu đổi mới sáng tạo để cải thiện năng suất lao động, tăng năng lực xuất khẩu… góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Việc toàn cầu hoá tại các thị trường quốc tế, cùng với những hiệp định thương mại tự do (FTA), đòi hỏi các đơn vị sản xuất kinh doanh dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về sáng chế, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp… cũng là yếu tố sống còn. Hiện nay, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện phổ biến thông qua nhiều hình thức như bảo hộ quốc gia, khu vực hay các hệ thống quốc tế mang tính toàn cầu. Tùy vào hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như thị trường, doanh nghiệp có thể đăng ký và chọn lựa hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp để có thể bảo vệ thương hiệu, logo và tên sản phẩm. Đơn cử, hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế - Madrid, cho phép tiếp cận nộp đơn và quy trình thủ tục ở 115 quốc gia và 99 thành viên, các thị trường đại diện cho hơn 80% thương mại thế giới. Hay hệ thống kiểu dáng công nghiệp quốc tế - Hague, cung cấp giải pháp kinh doanh thực tiễn cho việc đăng ký lên đến 100 kiểu dáng trên 66 vùng lãnh thổ thông qua việc nộp chỉ một đơn quốc tế. Ông Seth Hay, Trưởng đại diện Văn phòng Khu vực châu Á Thái Bình Dương, Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế (INTA) cho rằng, nếu tận dụng các hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ được đơn giản thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn có điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh ra nhiều thị trường.Đồng thời, doanh nghiệp cũng hạn chế được các rủi ro về gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và vụ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường quốc tế./.
- Từ khóa :
- sở hưu trí tuệ
- kinh tế việt nam
- công nghệ
- công nghệ 4.0
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tăng điểm trên bảng xếp hạng Chỉ số sở hữu trí tuệ quốc tế
15:47' - 28/02/2018
Theo tin từ Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Trung tâm Chính sách Đổi mới toàn cầu (GIPC) thuộc AmCham vừa công bố Chỉ số sở hữu trí tuệ (IP) quốc tế hàng năm lần thứ 6 mang tên "Create".
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Biến chuyển trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Phần 2)
06:30' - 03/02/2018
Việc Trung Quốc bắt tay vào nhiệm vụ được cho là khó khăn nhất là quyền sở hữu trí tuệ, đã cho thấy những chuyển biến tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Biến chuyển trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Phần 1)
05:30' - 03/02/2018
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những tiến bộ nhất định trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các công ty nước ngoài dường như chưa nhận ra những thay đổi đáng kể này.
-
DN cần biết
Nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp
19:30' - 21/12/2017
Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Cần Thơ tổ chức hội thảo “Vai trò của sở hữu trí tuệ đối với hoạt động khởi nghiệp”.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo tại Việt Nam
19:53' - 18/05/2025
Theo tin từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), tháng 9 năm nay, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Giao thương quốc tế ngành chế tạo (FCB ASEAN 2025).
-
DN cần biết
Tencent tăng cường đầu tư vào AI, quyết tâm “vươn ra biển lớn”
15:02' - 18/05/2025
Tập đoàn Internet khổng lồ Tencent của Trung Quốc đã cam kết tăng cường đầu tư toàn diện vào trí tuệ nhân tạo (AI) và tiếp tục mở rộng các khoản đầu tư ở nước ngoài.
-
DN cần biết
FDA giám sát chặt phụ gia thực phẩm
13:06' - 16/05/2025
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang lên kế hoạch mở rộng đánh giá phụ gia thực phẩm và nhắm vào các chất bảo quản và hóa chất được sử dụng làm chất tẩy trắng và chất điều chỉnh bột.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống bán phá giá sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
20:00' - 15/05/2025
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp của Pháp sẵn sàng đón nhận cơ hội đầu tư kinh doanh mới tại Việt Nam
19:59' - 15/05/2025
Pháp và các đối tác quốc tế đánh giá rất cao những tiềm năng hiện nay của Việt Nam, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được cũng như những kế hoạch phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.