Trung Quốc: Biến chuyển trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Phần 1)
Theo bài viết trên tạp chí The Diplomat, Trung Quốc từ lâu được coi là "công xưởng của thế giới", nơi sản xuất ra hàng hóa chất lượng thấp, bắt chước sản phẩm và mô hình kinh doanh của các công ty nước ngoài.
Mặc dù có sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền hay các giá trị văn hóa về giáo dục với tư tưởng nho giáo, Trung Quốc vẫn là mảnh đất của công nghệ sao chép và không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ (IPR).Theo một cuộc điều tra năm 2017 do Phòng Thương mại Mỹ thực hiện tại Trung Quốc, hơn một nửa số người được hỏi hoài nghi về việc luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ được thực thi ở quốc gia châu Á này.Các công ty nước ngoài than phiền rằng việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc là rất khó do chủ nghĩa bảo hộ tư pháp ở địa phương, khó khăn thu thập bằng chứng, các khoản đền bù thiệt hại nhỏ, và có sự thiên vị cho các doanh nghiệp trong nước.Tuy nhiên, trong một thập kỷ qua, Trung Quốc đã dần cải thiện và chứng minh được việc nước này đang nghiêm túc thực thi quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ.Khi các công ty Trung Quốc mở rộng hoạt động ở nước ngoài, cùng với việc đổi mới công nghệ, những doanh nghiệp này ngày càng đòi hỏi chính phủ thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.Trên thực tế, nhiều vấn đề của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đã được giải quyết thông qua cải cách hệ thống pháp luật và thực thi các luật mới.Một quan ngại lớn nhất đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc đó là các vụ kiện được thực hiện tại tòa án cấp quận, huyện sẽ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bảo hộ tư pháp địa phương.Sách trắng tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc cho biết nước này đã có những bước đi quan trọng để loại bỏ chủ nghĩa bảo hộ tư pháp ở địa phương và đảm bảo quy trình xét xử công bằng trong các vụ kiện liên quan sở hữu trí tuệ.Tháng 10/1995, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã thành lập một cơ quan chuyên giám sát các vụ kiện liên quan tới sở hữu trí tuệ.Năm 2014, ba thành phố của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu đã thành lập các tòa án riêng về sở hữu trí tuệ. Đầu năm 2017, Nam Kinh, Tô Châu, Thành Đô, và Vũ Hán cũng khởi động các cơ quan chuyên trách về sở hữu trí tuệ.
Các tòa án chuyên trách này có quyền xét sử sơ thẩm tất cả các vụ kiện về sở hữu trí tuệ tại tỉnh, thành tương ứng, điều này sẽ làm giảm tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ tư pháp ở địa phương, bằng cách loại bỏ cấp địa phương (quận, huyện) xét xử.Hệ thống tòa án chuyên trách cũng có thể cung cấp các thẩm phán có trình độ, cùng phương thức điều tra có chuyên môn để giải quyết các vụ kiện phức tạp. Điều đó sẽ đảm bảo các đương sự trong và ngoài nước được xét xử công bằng.Để có thể xử lý các vụ kiện về sở hữu trí tuệ, nguyên đơn cần có bằng chứng xác thực. Tại Mỹ, các bên thường thu thập thông tin thông qua thủ tục điều tra trước khi xét xử, bao gồm thẩm vấn, cung cấp hoặc cho phép truy cập vào các tài liệu hoặc thử nghiệm liên quan.Tuy nhiên, tại Trung Quốc hiện chưa có một quy trình chính thức nào như vậy và không quy định yêu cầu những người xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cung cấp bằng chứng, chẳng hạn như tài liệu bán hàng hoặc tài khoản kế toán, có thể được sử dụng để khẳng định không vi phạm.Trên thực tế, nguyên đơn phải chịu hoàn toàn gánh nặng cung cấp bằng chứng. Nhiều công ty cho rằng điều này làm cho họ không thể thực hiện khiếu kiện hợp pháp tại Trung Quốc.Điều 65 của Luật tố tụng dân sự Trung Quốc quy định "Toà án nhân dân có thẩm quyền thu thập chứng cứ từ các đơn vị, cá nhân có liên quan, và các đơn vị, cá nhân đó không được từ chối cung cấp bằng chứng”; quy định này giúp giảm nhẹ gánh nặng cung cấp bằng chứng cho nguyên đơn, song hiện nay vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.Năm 2015, tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã ban hành một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật tố tụng dân sự mới. Điều 112 của hướng dẫn này cho phép các bên của vụ kiện liên quan quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu tòa án ra lệnh cho bên kia đưa ra các bằng chứng cụ thể. Hướng dẫn mới nhằm hướng tới việc tạo ra một quy trình công bằng để thu thập thông tin.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thắt chặt quy định tài chính để ngăn chặn bong bóng tài sản
20:12' - 30/01/2018
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương), Yi Gang, nước này sẽ thắt chặt hơn nữa quy định tài chính khi vẫn có nguy cơ bong bóng tài sản.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc cảnh báo những rủi ro huy động vốn bằng tiền ảo
20:24' - 29/01/2018
Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia Trung Quốc (NIFA) đã lên tiếng cảnh báo về những rủi ro đối với hoạt động huy động vốn bằng tiền ảo lần đầu (ICO) ở nước ngoài và các giao dịch tiền ảo.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia thận trọng về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
05:30' - 29/01/2018
Theo bài viết đăng trên Diễn đàn Đông Á, hầu hết các nhà kinh tế học Trung Quốc tin rằng tốc độ tăng trưởng của nước này đã duy trì ổn định, vào khoảng 6,5%.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc công bố Sách Trắng về Bắc Cực
16:01' - 26/01/2018
Ngày 26/1, Văn phòng Thông tin Quốc vụ Viện Trung Quốc ra Sách Trắng mang tên "Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc" , theo đó cam kết khai thác hòa bình, cũng như duy trì hòa bình và ổn định ở Bắc Cực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.