Hoãn vận hành tuyến đường ống dẫn dầu nối Trung Quốc và Myanmar
Theo tờ Oilprice, Tập đoàn dầu khí Trung Quốc (PetroChina) và Chính phủ Myanmar vẫn chưa thể hoàn tất thỏa thuận về các bước cuối cùng liên quan đến việc vận hành tuyến đường ống dẫn dầu dài 770 km chạy qua Myanmar tới tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc.
Không những vậy, PetroChina cũng chưa nhận được sự chấp thuận của Hải quân Myanmar về việc để tàu chở dầu cập cảng Myanmar.
Hai bên đã không thể vận hành dự án có tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD được khởi động từ 10 năm trước, hoàn thành vào năm 2014 do căng thẳng trong quan hệ hai nước và còn một số thủ tục chưa hoàn tất.Đầu tuần trước, một số nguồn tin cho biết dự án sắp được đưa vào vận hành sau khi hai bên đã giải quyết được bất đồng.
Tuy nhiên, một nguồn tin từ Chính phủ Myanmar cho biết, chưa có ngày vận hành chính thức, khi mà PetroChina đang nỗ lực tìm kiếm giấy phép của Hải quân Myanmar về việc cho tàu chở dầu cập cảng.
Một nguồn tin cho biết, hai bên đã giải quyết xong vấn đề thuế nhập khẩu và thuế đánh vào dầu chuyên chở và điểm vướng mắc hiện nay là phí cập cảng.
Theo dự kiến, dầu thô nhập khẩu sau khi chạy qua Myanmar sẽ được đưa đến một nhà máy lọc dầu ở tỉnh Vân Nam - cơ sở dự kiến sẽ chạy thử nghiệm vào tháng Sáu tới. Từ nay đến thời điểm đó, PetroChina dự kiến sẽ nhập 7 triệu thùng dầu, đủ cho quá trình sản xuất thử trong thời gian một tháng.Thỏa thuận chưa xong, nhưng nguồn dầu cung cấp cho đường ống đang được đưa về. Tàu chở dầu cỡ lớn hiệu United Dynamic chở theo 1 triệu thùng dầu hiện ở ngoài khơi bờ biển phía Nam Ấn Độ và dự kiến sắp cập cảng Kyauk Phyu, Myanmar.
Đường ống này có vai trò chiến lược với Trung Quốc, nó cho phép nước này vận chuyển dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông và châu Âu theo ngả Ấn Độ Dương và không phải chạy qua eo biển đông tàu bè qua lại là Malacca.
Tuyến đường ống có khả năng chuyên chở 260.00 thùng dầu/ngày nằm trong tổng thể sáng kiến đầy tham vọng “Một vành đai, Một con đường” nối kết Trung Quốc với Trung Á và châu Âu.
>>> Trung Quốc chế tạo máy rải đường ống dẫn dầu khí dưới đáy biển lớn nhất thế giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ phê chuẩn dự án Keystone XL với Canada
20:10' - 24/03/2017
Ngày 24/3, Bộ Ngoại giao Mỹ cấp giấy phép cho công ty TransCanada xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL nối Canada và Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chế tạo máy rải đường ống dẫn dầu khí dưới đáy biển lớn nhất thế giới
08:42' - 11/03/2017
Cỗ máy này có trọng lượng 178 tấn và có thể rải đường ống dẫn dầu và khí ở độ sâu 1.000 mét với tốc độ 1.000 mét/giờ.
-
Hàng hoá
Nhu cầu dầu mỏ năm 2016 của Trung Quốc thấp nhất trong ba năm
22:01' - 08/02/2017
Hãng tin Reuters cho hay nhu cầu dầu mỏ năm 2016 của Trung Quốc - quốc gia có mức tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới - đã tăng ở mức chậm nhất trong ba năm.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án Dakota Access "hồi sinh" với tinh thần "nước Mỹ là trên hết" của Tổng thống D.Trump
16:50' - 25/01/2017
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/1 đã ký sắc lệnh nối lại việc xây dựng hai dự án đường ống dẫn dầu là Keystone XL và Dakota Access.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng sản lượng khai thác dầu thô
06:07' - 21/01/2017
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng sản lượng khai thác dầu thô trong nước lên 200 triệu tấn và khả năng cung ứng 360 tỷ m3 khí đốt tự nhiên đến năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Canada: Xuất khẩu dầu mỏ không còn dựa vào Keystone XL
10:03' - 19/11/2016
Xuất khẩu dầu mỏ của Canada không chỉ dựa vào một thị trường lớn và dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL không còn quan trọng đối với xuất khẩu dầu mỏ của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.