"Cuộc chiến" thuế quan: "Canh bạc" nhiều rủi ro
Những động thái đáp trả tức thì của Liên minh châu Âu (EU) và Canada sau khi Mỹ chính thức áp mức thuế 25% đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu từ ngày 12/3 đã đẩy cuộc chiến thuế quan giữa Washington và các đối tác chủ chốt lên một nấc thang căng thẳng mới. Đây được coi là một trong những phát súng đầu tiên khai mào cuộc chiến tranh thương mại trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump.
Việc áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu thực chất là động thái mở rộng biện pháp đã được áp dụng từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, với việc nâng số lượng các quốc gia chịu ảnh hưởng và mức thuế suất. Mặc dù biện pháp áp thuế này được cho chủ yếu nhắm vào Trung Quốc – quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới với lượng xuất khẩu năm ngoái gần chạm mức kỷ lục, song tầm ảnh hưởng thì rộng và đáng kể hơn rất nhiều, không chỉ tới thị trường nhôm và thép mà cả dòng chảy thương mại toàn cầu, bởi đây vốn là những vật liệu “cốt lõi” của ngành sản xuất.
Giới chuyên gia nhận định việc áp dụng thuế thép và nhôm là một "canh bạc" mạo hiểm với cái kết "lợi bất cập hại" với chính nước Mỹ khi nước này đặc biệt phụ thuộc vào nhôm nhập khẩu, gần một nửa lượng kim loại sử dụng trong nước có nguồn gốc từ nước ngoài. Dù động thái này có thể thúc đẩy ngành công nghiệp thép và nhôm của Mỹ như tuyên bố của ông Trump, nhưng sẽ đẩy giá một thành phần quan trọng đối với các nhà sản xuất trong nước, chi phí sau đó sẽ được chuyển sang người tiêu dùng, bởi thép và nhôm hiện diện trong hầu hết các sản phẩm, từ thực phẩm đóng hộp, bia, nước ngọt đến ô tô.
Đây cũng có thể là đòn phản tác dụng đối với các ngành công nghiệp vốn thuộc diện bảo vệ. CEO William Oplinger của Alcoa, một trong những nhà sản xuất nhôm lớn nhất Mỹ, cảnh báo thuế quan của chính quyền có thể khiến 100.000 người Mỹ mất việc làm, bao gồm 20.000 việc làm trong ngành nhôm. Việc Tổng thống Trump quá tập trung vào thuế quan đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế. Một cuộc khảo sát của Reuters/Ipsos cho thấy 57% số người Mỹ được hỏi cho rằng Tổng thống Trump đang hành động thái quá trong nỗ lực cải cách nền kinh tế Mỹ, và 70% khẳng định các mức thuế sẽ làm cho những món hàng thông thường trở nên đắt đỏ hơn.Bà Vina Nadjibulla, Phó Chủ tịch nghiên cứu và chiến lược tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương của Canada, đánh giá áp thuế đặc biệt gây tổn hại vì "có rất ít lý do kinh tế hoặc an ninh quốc gia thực sự đằng sau. Các loại thuế này chủ yếu gây ra tổn thất kinh tế cho người tiêu dùng Mỹ và các đối tác thương mại quan trọng". Nghiên cứu gần đây nhất từ Viện nghiên cứu Kiel Institute của Đức cho thấy thuế quan của Mỹ trước hết sẽ gây tổn hại cho chính Mỹ về vấn đề lạm phát, việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Bên ngoài nước Mỹ, các bước đi này đã gây chấn động thị trường toàn cầu và làm gia tăng căng thẳng với các đối tác thương mại quan trọng, bao gồm Canada, Mexico và EU, tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu. Một số quốc gia phản ứng bằng thuế quan trả đũa, một số khác đang tìm cách được miễn trừ và một số ít đang cố gắng đàm phán.
Với EU, đây là "phát súng" thương mại đầu tiên từ Mỹ kể từ khi ông Trump trở lại Nhà Trắng. EU đã phản ứng với mức thuế quan mà họ gọi là "vô lý" này bằng cách công bố các biện pháp đối phó "nhanh chóng và tương xứng" đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trị giá lên tới 28 tỷ USD, có hiệu lực vào tháng 4.
Canada, nhà cung cấp thép và nhôm nước ngoài lớn nhất cho Mỹ, công bố một loạt biện pháp trả đũa, bao gồm mức thuế 25% đối với 20,1 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Canada cũng nhắm tới hàng tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm máy tính, dụng cụ thể thao và các sản phẩm gang. Bộ trưởng Tài chính Dominic LeBlanc cho biết Canada sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp đối phó và tăng cường vào thời điểm cần thiết.
Tương tự, Trung Quốc, quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, khẳng định sẽ bảo vệ lợi ích. Bắc Kinh coi thuế quan là một cuộc tấn công kinh tế trực tiếp, đi ngược lại các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trung Quốc là quốc gia duy nhất có mặt hàng nhôm và thép bị đánh thuế ở mức cao hơn 25% do mức thuế toàn diện 20% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã có hiệu lực và mức thuế 25% đối với thép và nhôm sẽ được áp dụng thêm, nâng tổng mức thuế đối với thép và nhôm lên 45%.
Các đồng minh gần gũi của Mỹ như Anh và Australia đã chỉ trích các mức thuế toàn diện nhưng chưa tính đến khả năng sẽ áp thuế trả đũa tức do lo ngại thuế quan và căng thẳng thương mại leo thang là một hình thức tự gây hại cho nền kinh tế, cản trở tăng trưởng và thúc đẩy lạm phát. Mexico cũng sẽ áp dụng cách tiếp cận tương tự, tuyên bố rằng bất kỳ mức thuế trả đũa nào cũng sẽ chỉ được áp dụng nếu đàm phán thất bại. Brazil, nhà cung cấp thép lớn thứ hai cho Mỹ, tuyên bố sẽ không phản ứng trả đũa ngay lập tức mà ưu tiên giải pháp ngoại giao.
Tuy nhiên, những tác động tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng toàn cầu thậm chí có thể xảy ra trước khi có thêm các mức thuế quan mới do bất ổn về chính sách thương mại và địa chính trị. Chuyên gia Vina Nadjibulla cho rằng thuế quan của Mỹ gây ra mức độ “bất ổn và khó lường mà chúng ta chưa từng thấy trong nhiều thập niên”. Mỹ dường như đang "thực sự khuyến khích các quốc gia khác đáp trả tương tự, gây ra tác động tàn phá đối với thị trường chứng khoán, lòng tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng trên khắp Bắc Mỹ và xa hơn nữa".
Từ nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump cho tới nay, chưa bên nào có thể khẳng định phần thắng trong cuộc chiến thương mại hay chiến tranh thuế quan. Liệu biện pháp áp thuế có giúp Washington đạt được những mục đích đề ra hay không vẫn là một câu hỏi để ngỏ, nhưng thực tế đang chỉ ra rằng canh bạc thuế quan của Tổng thống Trump chứa đầy rủi ro.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
EU sẵn sàng đàm phán sau đe dọa áp thuế rượu từ Mỹ
08:46' - 14/03/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 13/3 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng đàm phán với Mỹ về vấn đề gia tăng thuế quan giữa hai siêu cường kinh tế.
-
Kinh tế và pháp luật
Canada khiếu nại lên WTO về động thái áp thuế của Mỹ
08:19' - 14/03/2025
Ngày 13/3, Canada đã đệ đơn khiếu nại lên WTO, yêu cầu tham vấn việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nhôm và thép từ quốc gia láng giềng Bắc Mỹ này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49'
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31'
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35'
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23'
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.
-
Kinh tế Thế giới
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
16:17'
Các quan chức của Fed đã báo hiệu ý định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25-4,50% trong khi chờ đợi thêm sự rõ ràng về mức độ, thời điểm và tác động kinh tế của thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khẩn trương ứng phó vụ hỏa hoạn, gây sập cầu ở Bắc Kinh
13:39'
Sở Giao thông Vận tại Bắc Kinh thông báo hai đầu cây cầu bắc qua sông Triều Bạch, trên đường Thuận Bình, quận Thuận Nghĩa, đã được phong tỏa để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Mỹ-Trung: Nhiều chông gai phía trước
10:05'
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã phát tín hiệu về khả năng giảm đáng kể mức thuế áp lên hàng hóa từ Trung Quốc, mặc dù khẳng định sẽ không dỡ bỏ hoàn toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc đến Mỹ để đàm phán về thuế quan và thương mại
09:15'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok ngày 22/4 (giờ Mỹ) đã đến thủ đô Washington, D.C để tham gia các cuộc đàm phán thương mại cấp cao với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tuyên bố không có ý định sa thải Chủ tịch Fed
08:49'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 tuyên bố không có ý định sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (tức Ngân hàng trung ương Mỹ - Fed), ông Jerome Powell.