IMF lo lắng kế hoạch cắt giảm thuế của Mỹ sẽ gây ra khủng hoảng tài chính
Ngày 19/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng cam kết cắt giảm thuế và nởi lỏng các quy định tài chính của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể dẫn tới những mối rủi ro về tài chính, tương tự như những gì gây nên cuộc khủng hoảng năm 2008.
Trong Báo cáo Bình ổn Tài chính Toàn cầu vừa được công bố, IMF cho biết các nguy cơ ảnh hưởng tới sự ổn định tài chính thế giới đang có xu hướng giảm trong sáu tháng qua, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh hơn và tỷ lệ lãi suất cao giúp lợi nhuận của các ngân hàng được cải thiện.Tuy nhiên, theo IMF, các doanh nghiệp Mỹ khó có thể biến dòng tiền thu được từ kế hoạch cải cách thuế của đảng Cộng hòa trở thành nguồn vốn đầu tư hiệu quả, hỗ trợ cho đà tăng trưởng bền vững.
IMF cho rằng lượng tiền trên, có thể bao gồm cả lợi nhuận của các công ty đa quốc gia chuyển về từ nước ngoài, có thể bị đổ vào các kênh rủi ro như thu mua các tài sản tài chính, tiến hành hoạt động sáp nhập,...Các lĩnh vực thu hút vốn mạnh nhất là công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe.Báo cáo của IMF cũng lưu ý rằng, các động thái thay đổi chính sách thuế trước đây thường "dính" với rủi ro tài chính gia tăng. Cụ thể, chương trình cải cách thuế năm 1986 và năm 2004 đều tích tụ những tác động tới thị trường tài chính và lần lượt kéo theo các cuộc suy thoái kinh tế năm 1990 và 2008.
Theo IMF, nếu thị trường lao động Mỹ có xu hướng chùng xuống để thích ứng với cam kết cắt giảm thuế và kế hoạch chi tiêu của ông D.Trump, lạm phát và lãi suất của Mỹ có thể tăng mạnh hơn dự kiến.Điều này có thể làm gia tăng sự bất ổn của thị trường và tăng chi phí nợ đối với các doanh nghiệp. Thêm vào đó, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ tại Mỹ và các nước tiên tiến khác cũng có thể hạn chế dòng chảy thương mại và vốn, giảm tốc độ tăng trưởng và ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý thị trường.
Đối với các thị trường mới nổi, báo cáo của IMF nhấn mạnh, nguy cơ ảnh hưởng tới sự ổn định tài chính vẫn duy trì ở mức cao, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ dâng cao, có thể làm giảm nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước này.Trong khi đó, lạm phát của Mỹ cải thiện và lãi suất tăng nhanh hơn có thể khiến dòng vốn chảy khỏi các thị trường mới nổi và gây khó khăn cho họ trong việc trả lãi các khoản nợ nước ngoài.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF sẽ hợp tác với Mỹ để cải thiện thương mại toàn cầu
08:10' - 21/04/2017
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde khẳng định IMF muốn tìm kiếm các giải pháp nhằm đảm bảo rằng tất cả những lợi ích thương mại phải dựa trên sự công bằng và tạo ra một sân chơi bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo rủi ro gia tăng với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu
12:41' - 19/04/2017
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đang có đà nhưng sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và nguy cơ xảy ra các cuộc chiến thương mại sẽ là những tác động bất lợi.
-
Ngân hàng
IMF điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế tại Mỹ Latinh
09:48' - 19/04/2017
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 18/4 đã hạ mức dự báo triển vọng tăng trưởng của kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe xuống còn 1,1% trong năm nay và 2% cho năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo nguy cơ đối với thương mại và kinh tế toàn cầu
15:49' - 13/04/2017
Bà Christine Lagarde cảnh báo tình hình chính trị thiếu chắc chắn tại châu Âu và chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên ở một số nước có thể sẽ cản trở hoạt động thương mại và kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
IMF: Lãi suất thấp ảnh hưởng tới ổn định tài chính toàn cầu
09:50' - 07/04/2017
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ của việc duy trì mức lãi suất thấp và tăng trưởng chậm đối với sự ổn định tài chính toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.