Khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng của Apple
Theo ông Morris Chang, ngay cả các thiết bị điện tử của Mỹ, bao gồm cả chip và vi mạch của Mỹ hoặc Vùng lãnh thổ Đài Loan, cũng được lắp ráp tại Trung Quốc. Do đó, việc cấm xuất khẩu hoặc đánh thuế các bộ phận công nghệ cao và các thành phần xuất khẩu chắc chắn sẽ khiến giá bán sản phẩm tăng cao, và tất nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Mới đây, phái đoàn Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu đã sang Trung Quốc để thảo luận về những mâu thuẫn thương mại và cố gắng tìm một thỏa hiệp. Tuy nhiên, cuộc đàm phán mang lại ít kết quả. Hai bên chưa đạt được những thỏa thuận cụ thể và chỉ ghi nhận rằng, cần phải tiếp tục cuộc đàm phán.
Nhiều phương tiện truyền thông phương Tây lưu ý rằng ngay từ đầu, phái đoàn Mỹ đã đưa ra yêu cầu rất nghiêm khắc với Bắc Kinh. Đó là cắt giảm 200 tỷ USD trong thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ, bãi bỏ các biện pháp thuế quan trả đũa chống lại hàng hóa của Mỹ, giảm mạnh trợ cấp cho các ngành công nghiệp theo chương trình “Made in China 2025”.
Ngay trước cuộc đàm phán, Trung Quốc chỉ rõ rằng vấn đề mất cân bằng thương mại có thể được thảo luận, nhưng nếu nói về chính sách công nghiệp của đất nước thì không ai có thể can thiệp vào điều đó.
Lần này cuộc đàm phán không mang lại nhiều kết quả, vì vậy trong tương lai gần Mỹ có thể thực hiện kế hoạch được công bố trước đây là áp thuế trị giá 50 tỷ USD lên các hàng hóa Trung Quốc mà sau đó có thể lên tổng cộng 150 tỷ USD, cũng như hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghệ của Mỹ.
Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế như vậy sẽ gây hại cho cả hai bên - Trung Quốc và Mỹ, ông Morris Chang lưu ý. Trung Quốc vẫn là “công xưởng của thế giới”. Phần lớn sản phẩm công nghệ cao, bao gồm cả iPhone, dù được phát triển ở những nước khác, nhưng vẫn được lắp ráp ở Trung Quốc. Có nghĩa là việc áp thuế đối với những linh kiện, ví dụ như các bộ phận được cung cấp cho Trung Quốc để lắp ráp iPhone, khiến giá bán sản phẩm tăng cao hơn.
Các sự kiện có thể phát triển theo hai kịch bản. Hoặc là trái với lợi ích kinh tế, các sản phẩm sẽ được lắp ráp từ các linh kiện nước ngoài đắt tiền hơn. Hoặc là Trung Quốc sẽ thực thi chính sách thay thế hàng nhập khẩu.
Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ lựa chọn phương án thứ hai. Ví dụ gần đây, khi phát biểu tại nhà máy sản xuất chip ở Vũ Hán, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng các công nghệ cơ bản là nền tảng cho sự sống còn của doanh nghiệp và sự thịnh vượng của nền kinh tế trong tương lai. Sau khi Mỹ thi hành lệnh trừng phạt đối với tập đoàn ZTE, Trung Quốc nhận thức được rõ đất nước phải tự lực giải quyết vấn đề này.
Cả hai kịch bản trên đều là khó khăn cho các bên. Trung Quốc đã tích hợp chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu hoạt động một mình, cả Trung Quốc và Mỹ không đạt được nhiều kết quả.
Đây là ý kiến của chuyên gia Bian Yongzu của Trung tâm Nghiên cứu Tài chính thuộc Trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc: “Nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất. Không một quốc gia nào có thể một mình phát triển các công nghệ cao.
Chẳng hạn như chip và vi mạch được sử dụng rất rộng rãi trong máy tính, điện thoại thông minh, đường sắt tốc độ cao… và trên thực tế là trong tất cả các lĩnh vực công nghệ cao. Song, Mỹ không thể sản xuất thành phần cho tất cả các ngành công nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới. Trung Quốc cũng không thể làm như vậy.”
Theo chuyên gia Bian Yongzu, không có bất kỳ rào cản nào đối với việc thay thế nhập khẩu. Trung Quốc có tất cả nguồn lực để giới thiệu với thế giới những hàng hóa được thiết kế và sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cần phải xem xét tính khả thi về kinh tế của điều này.
Ông Bian Yongzu nhận định: “Từ quan điểm kỹ thuật, Trung Quốc có đủ khả năng thay thế hàng nhập khẩu, có cả vốn và công nghệ. Dù vấn đề này không thể được giải quyết ngay lập tức, cuối cùng Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề này. Nhưng khả năng làm điều gì đó, và sự lựa chọn giữa làm hay không làm lại là các vấn đề khác nhau.
Trong điều kiện toàn cầu hóa, đất nước không nhất thiết phải tự sản xuất một cái gì đó, ngay cả khi có khả năng làm như vậy. Tốt hơn cả là thiết lập sự hợp tác. Nếu mỗi nước tận dụng đúng lợi thế cạnh tranh của mình thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoan nghênh lập trường của Mỹ về vấn đề hãng viễn thông ZTE
17:17' - 14/05/2018
Trung Quốc lên tiếng hoan nghênh lập trường của Mỹ ngay trước thềm các cuộc đàm phán thương mại cấp cao nhằm giúp hãng sản xuất thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc tránh được nguy cơ phá sản.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kỳ vọng kết quả tích cực từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều
19:41' - 11/05/2018
Ngày 11/5, Trung Quốc hoan nghênh các tiến triển tích cực từ Mỹ và Triều Tiên trong công tác sắp xếp tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh song phương dự kiến diễn ra vào tháng sau.
-
Kinh tế Thế giới
Đợt suy thoái tiếp theo của kinh tế Mỹ có thể diễn ra vào năm 2020
15:24' - 11/05/2018
Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc khảo sát mới đây do tờ Thời báo Phố Wall thực hiện đã nhận định đợt suy thoái kinh tế tiếp theo của Mỹ có thể diễn ra vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ đặt ra thời hạn thông báo về việc ký NAFTA mới
11:23' - 11/05/2018
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan vừa đưa ra thời hạn chót để thông báo về Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mới vào ngày 17/5, nhằm tạo điều kiện cho Quốc hội hiện thời có thể phê chuẩn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Trung Quốc tiếp tục giải quyết bất đồng thương mại
11:08' - 11/05/2018
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết Mỹ hy vọng sẽ tháo gỡ được bất đồng lớn về thương mại với Trung Quốc trong các cuộc thảo luận song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03'
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.