Tính toán chiến lược trên bàn cờ thương mại Mỹ-Trung
Hãng tin Reuters dẫn nguồn Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết ngày 10/4, Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên WTO về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm.
Trước đó, Tổng thống Trump còn đe dọa tăng thuế lên 50 tỷ USD đối với hàng hóa của Trung Quốc trong một cuộc xung đột khác về chính sách công nghệ. Theo WTO, Trung Quốc đã yêu cầu 60 ngày tham vấn với Mỹ về tranh chấp thép và nhôm. Nếu thất bại, bước tiếp theo có thể là Bắc Kinh sẽ yêu cầu một phán quyết từ một hội đồng chuyên gia thương mại. Bắc Kinh nói rằng quyết định của ông Trump áp thuế 25% đối với thép và 10% với nhôm là vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế.Thép và nhôm nằm trong số các ngành công nghiệp của Trung Quốc có cung vượt quá cầu. Các đối tác thương mại của Trung Quốc than phiền rằng các nhà máy của nước này đang xuất khẩu vượt mức cầu và bán sản phẩm ra với giá rẻ một cách phi lý, đe dọa đến việc làm ở Mỹ và châu Âu. Mỹ đã mua số lượng ít thép và nhôm của Trung Quốc sau khi tăng thuế quan trước đó để bù lại những gì mà Washington nói rằng Bắc Kinh trợ giá không chính đáng cho các nhà sản xuất của họ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế nói rằng Bắc Kinh phản ứng để cho thấy nước này sẽ tự vệ.Ngày 23/3, Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra một danh mục hàng hóa của Mỹ, bao gồm thịt lợn, táo và ống thép, có thể sẽ là mục tiêu trả đũa nếu ông Trump không thương lượng giải quyết tranh chấp về thuế nhôm, thép.Phân tích về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định rằng từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu gay gắt về quan hệ thương mại bất lợi giữa Mỹ với Trung Quốc vào ngày 16/2 và 22/3 vừa qua, người ta lo ngại rằng trận chiến thương mại giữa hai nước sẽ bùng nổ. Thực tế, giới hữu trách hai bên đang lặng lẽ đàm phán với nhau để tìm giải pháp thỏa hiệp mà chưa có kết quả. Người ta chờ đợi lời tuyên bố chính thức của Tập Cận Bình tại Diễn đàn Bác Ngao mà quên rằng đó chỉ là một diễn đàn dành cho quốc tế và bài phát biểu mang nội dung tuyên truyền chứ không phải đưa ra chính sách mà họ sẽ áp dụng. Chính phủ Trung Quốc đang đàm phán rất chặt chẽ với Mỹ và đôi bên chưa hề nhượng bộ chút nào.Khi hai cường quốc kinh tế từ hai bờ Thái Bình Dương có xung đột về thương mại, hậu quả sẽ ra sao đối với các nước và khu vực? Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng các nền kinh tế Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và thậm chí Đức có khả năng hứng chịu hậu quả vì các nước và khu vực đó góp phần đáng kể trong chuỗi cung ứng hàng hóa được Trung Quốc bán cho Mỹ, nhất là các mặt hàng điện tử. Nếu các mặt hàng đó bị Mỹ áp thuế thì các nước và khu vực đó sẽ bị thiệt hại, mà họ lại là đồng minh chiến lược về an ninh của Mỹ. Chính vì vậy mà Mỹ phải cân nhắc vì chính quyền Trump coi an ninh là một phần trọng yếu trong quan hệ kinh tế. Nước hưởng lợi là Brazil, nước xuất khẩu đậu nành số một cho Trung Quốc, chiếm hơn một nửa lượng nhập khẩu của Trung Quốc, vượt Mỹ và Argentina. Nếu Trung Quốc gây khó cho đậu nành Mỹ thì Brazil sẽ có lợi. Tương tự, nếu rượu nho của Mỹ bị áp thuế thì Australia sẽ có cơ hội bán rượu nhiều hơn. Nhìn chung, nếu trận chiến thương mại bùng nổ giữa hai nước, kinh tế thế giới có thể bị suy trầm và các nước Đông Á đều bị ảnh hưởng bất lợi.Ông Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định Mỹ đang muốn làm Trung Quốc thay đổi chứ không chỉ muốn tranh cãi về vấn đề xuất nhập khẩu. Trong 5 năm của nhiệm kỳ đầu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã muốn cải cách và chuyển hướng mà chưa xong vì còn phải thanh lọc nội bộ. Hiện mới là thời điểm để Tập Cận Bình giải quyết các bài toán kinh tế tài chính và loại trừ nguy cơ chính trị. Vì vậy, Mỹ gây áp lực để Bắc Kinh phải cải cách mạnh hơn và áp dụng quy luật tự do của thị trường thay vì duy trì chế độ bảo hộ thương mại. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nhấn mạnh: “Donald Trump chuẩn bị những bước đi rất kỹ khi đọ sức với Bắc Kinh, trừng phạt hàng hóa Trung Quốc. Washington gây chia rẽ giữa Trung Quốc và nhiều đối tác thương mại quan trọng của Bắc Kinh”.Trong 6 tuần qua, trên "bàn cờ" thương mại, Trung Quốc và Mỹ đã thu hút sự chú ý của báo chí cho dù trên thực tế, chưa một bên nào đánh thuế lên đối phương. Dù vậy, cuộc đọ sức thương mại hiện nay giữa hai cường quốc kinh tế của thế giới không chỉ thu hẹp ở góc độ kinh tế hay thương mại. Đây trước hết là một "ván cờ" chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh với những “tác động phụ” ảnh hưởng tới toàn thế giới. Chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng trong mọi trận chiến, đôi bên đều bị thiệt hại và thật ra đều muốn tránh. Trước mắt, Mỹ thiệt hơn vì bị Bắc Kinh nhắm vào sản phẩm của các tiểu bang ủng hộ ông Trump.Nhưng trong dài hạn, Trung Quốc có thể thua vì kinh tế bị lệ thuộc vào xuất cảng nhiều hơn Mỹ. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng yếu tố quan trọng nhất là lãnh đạo Bắc Kinh đang phải cải cách và chuyển hướng kinh tế để tránh một cuộc khủng hoảng như đã chứng kiến tại Nhật Bản từ mấy chục năm qua, khi đà tăng trưởng không còn ngoạn mục như trước.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng đầu tiên từ Trung Quốc sau khi Mỹ cấm xuất khẩu cho ZTE
10:57' - 17/04/2018
Ngày 16/4, Bộ Thương mại Mỹ đã cấm các công ty trong nước xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cho ZTE sau khi phát hiện doanh nghiệp này vi phạm các điều khoản thi hành án phạt từ một tòa án Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tổn thất không kém Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại
05:30' - 12/04/2018
Theo báo Văn hối (Hong Kong), một khi Trung Quốc và Mỹ “sứt mẻ” về vấn đề thương mại, những tổn thất mà Mỹ phải gánh chịu có thể sẽ không nhỏ hơn Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Danh sách áp thuế của Mỹ và Trung Quốc "bỏ qua" nhiều sản phẩm then chốt
19:43' - 10/04/2018
Trong một số trường hợp, nhiều sản phẩm không có tên trong danh sách thuế vì chúng không tạo ra sự khác biệt đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa mâu thuẫn thương mại với Mỹ ra WTO
17:24' - 10/04/2018
Việc Trung Quốc yêu cầu tham vấn tại WTO đánh dấu bước đầu tiên khởi động một cuộc chiến pháp lý với Mỹ tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp
22:11' - 03/12/2024
Theo hãng tin Yonhap, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 3/12 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập “có các hoạt động chống nhà nước và âm mưu nổi loạn”.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc siết chặt xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ
17:46' - 03/12/2024
Theo Tân Hoa xã, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố các biện pháp siết chặt kiểm soát việc xuất khẩu mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ, trong đó có gali, germani, antimon và vật liệu siêu cứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU và MERCOSUR có thể chưa ký được FTA
17:28' - 03/12/2024
Sự vắng mặt của người đứng đầu EC von der Leyen tại Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR làm dấy lên nghi ngờ FTA giữa EU và MERCOSUR có thể không được ký kết trong những ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ ngăn chặn tập đoàn thép Nhật Bản thâu tóm US Steel
14:45' - 03/12/2024
Ngày 2/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ "ngăn chặn" kế hoạch của tập đoàn thép Nippon Steel (Nhật Bản) mua lại tập đoàn thép US Steel của Mỹ với giá 14,9 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Ba công nghệ đột phá để truy xuất nguồn gốc thực phẩm
12:13' - 03/12/2024
Blockchain tạo ra luồng dữ liệu độc lập và có thể kiểm toán dọc theo chuỗi giá trị, qua đó đảm bảo tính xác thực.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Hàn Quốc tăng thấp hơn mục tiêu 2% trong ba tháng liên tiếp
08:28' - 03/12/2024
Giá tiêu dùng của Hàn Quốc - thước đo chính của lạm phát trong tháng 11/2024 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK).
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn ác mộng" của dân công nghệ
08:06' - 03/12/2024
Tỷ lệ tuyển dụng trong ngành công nghệ tại Mỹ đã giảm giảm 27% do chính sách tuyển dụng “quá tay” của các công ty công nghệ trong giai đoạn hậu đại dịch và sự phát triển thần tốc của trí tuệ nhân tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo hệ lụy nếu Mỹ buộc các nước sử dụng đồng USD
22:06' - 02/12/2024
Ngày 2/12, Điện Kremlin cảnh báo bất kỳ sức ép nào của Mỹ nhằm buộc các quốc gia sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẵn sàng hỗ trợ cho chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua trụ cột kinh tế ASEAN
21:56' - 02/12/2024
Trong năm giữ vị trí Chủ tịch ASEAN 2025 Malaysia sẽ định vị khu vực và đất nước mình là trung tâm năng động cho đầu tư, thương mại và công nghiệp, đặc biệt là trong việc giúp chuỗi cung ứng toàn cầu.