Kinh tế toàn cầu tăng chậm trong 6 tháng đầu năm (Phần I)
Trong sáu tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều rủi ro. Những rủi ro có thể kể đến là giá hàng hóa giảm, nợ của doanh nghiệp ở các nước đang phát triển cao, bất ổn trên các thị trường tài chính, vấn đề “Brexit”, chưa kể nạn khủng bố, các bệnh dịch nguy hiểm và cuộc khủng hoảng người di cư.
Trong bối cảnh đó, sự phục hồi tại các nền kinh tế hàng đầu diễn ra chậm, chính sách nới lỏng tiền tệ tiếp tục được áp dụng và một số ngân hàng trung ương còn hạ lãi suất xuống mức âm.
Các nguy cơ có chiều hướng tăng
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu công bố ngày 7/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 xuống còn 2,4% từ mức 2,9% đưa ra hồi tháng Một, trong bối cảnh sự phục hồi chậm tại các nền kinh tế hàng đầu, trong khi giá cả hàng hóa, nhất là dầu mỏ, thấp ảnh hưởng đến kinh tế nhiều nước.
WB cảnh báo các nguy cơ đối với tăng trưởng đã tăng lên kể từ đầu năm nay, đặc biệt là mức vay mượn cao của các doanh nghiệp ở các nền kinh tế đang phát triển, khiến họ dễ bị tổn thương với các cuộc khủng hoảng tín dụng khi tăng trưởng đình trệ.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng Tư cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và một loạt nền kinh tế lớn trong năm nay, đánh dấu lần thứ tư trong vòng một năm qua thể chế tài chính này hạ mức dự báo tăng trưởng của toàn cầu. IMF đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 3,2%, so với mức dự báo 3,4% đưa ra hồi tháng Một.
IMF cho rằng những rủi ro về chính trị và tài chính kéo dài, cuộc nội chiến tại Syria, thị trường tài chính bất ổn, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên và những thiệt hại của kịch bản nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn được gọi là "Brexit", là những nguyên nhân chính khiến kinh tế thế giới chưa thoát khỏi giai đoạn tăng trưởng chậm.
Tổng Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde đã nhận định đà hồi phục của kinh tế thế giới vẫn còn “quá yếu, quá mong manh” khi phải đối mặt với những rủi ro ngày càng nhiều bắt nguồn từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển.
Theo bà Lagarde, nhìn chung, triển vọng kinh tế thế giới tiếp tục yếu đi trong những tháng qua, do kinh tế Trung Quốc giảm tốc, giá hàng hóa giảm và triển vọng thắt chặt tài chính của nhiều quốc gia. Hơn nữa, nền kinh tế thế giới trở nên mong manh hơn khi bị đe dọa bởi nạn khủng bố, các bệnh dịch nguy hiểm và cuộc khủng hoảng người di cư chạy trốn chiến tranh ở Trung Đông và Bắc Phi tới châu Âu.
Từ nửa cuối tháng 2/2016, các thị trường tài chính, chứng khoán thế giới đã hồi phục nhẹ. Từ mức thấp nhất trong hơn hai năm (kể từ tháng 7/2013), ngày 11/2, chỉ số MSCI của các thị trường chứng khoán toàn cầu đã hồi phục tới 6,1%, chủ yếu nhờ sự hy vọng vào các biện pháp can thiệp để hỗ trợ nền kinh tế ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.
Tuy vậy, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngại về khả năng phục hồi của thị trường, hoặc coi đây như là sự “phản hồi” kỹ thuật trong thời gian ngắn rồi lại tụt dốc sau đó, tương tự như cuộc khủng hoảng năm 2008 và xu hướng này ngày càng khiến cho nền kinh tế thế giới thêm u ám.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng giá dầu (từ mức 100 USD/thùng trong năm 2014 xuống gần 25 USD/thùng vào tháng 1/2016) và giá nguyên liệu đầu vào thấp đã gây suy thoái kinh tế của nhiều nước xuất khẩu các mặt hàng hóa này như Nga, Venezuela, Brazil, gián tiếp tác động đến các nền kinh tế mới nổi và thậm chí làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Ngay cả Saudi Arabia cũng đang phải huy động mọi nguồn lực nhằm chống đỡ với việc nguồn thu từ dầu mỏ giảm mạnh. Nhiều nhận định bi quan cho rằng sự sụt giảm của giá hàng hóa có thể giống như vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brother hồi năm 2008, mở đầu cho cuộc đại khủng hoảng kinh tế mà đến nay thế giới vẫn chưa hoàn toàn hồi phục.
Về cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, IMF cảnh báo kịch bản Brexit sẽ tác động tiêu cực mạnh mẽ đến không chỉ nền kinh tế Anh mà còn nhiều nền kinh tế châu Âu khác. Bên cạnh đó, IMF dự báo thị trường toàn cầu sẽ phản ứng tiêu cực. Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Jose Angel Gurria nhận định Brexit sẽ ảnh hưởng không tốt tới cả nước Anh, châu Âu và toàn thế giới, trong đó có Mỹ.
Xem tiếp phần II
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brexit sẽ tác động tiêu cực đối với kinh tế toàn cầu
15:43' - 01/07/2016
IMF cảnh báo nền kinh tế Anh, châu Âu nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung sẽ bị tác động đáng kể bởi tình trạng bất ổn sau sự kiện Brexit, hồi cuối tuần trước.
-
Kinh tế Thế giới
OECD: Brexit sẽ bất lợi cho kinh tế toàn cầu
15:58' - 20/06/2016
Việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ gây hậu quả tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
16:46' - 08/06/2016
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 7/6 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 của thế giới xuống còn 2,4% từ mức 2,9% đưa ra hồi tháng 1.
-
Kinh tế Thế giới
G7 lo ngại Anh rời EU sẽ là "cú sốc" với kinh tế toàn cầu
12:04' - 22/05/2016
Nguy cơ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã bao trùm Hội nghị các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.