Kinh tế Trung Quốc: Bài toán nan giải mang tên đòn bẩy tài chính (Phần 1)
Mấy năm trở lại đây, các công ty Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trên con đường “chinh phục” thế giới với hàng loạt vụ thâu tóm tài sản ở nước ngoài nổi đình nổi đám có tổng giá trị lên đến 343 tỷ USD.
Trong số đó có thể kể đến vụ tập đoàn Dalian Wanda của tỷ phú giàu thứ hai cả nước là Wang Jianlin mua lại hãng phim Hollywood Legendary Entertainment với giá 3,5 tỷ USD hồi năm 2016, tập đoàn bảo hiểm Anbang mua lại khách sạn hạng sang Waldorf Astoria hay Fosun International thâu tóm Club Méditerranée SA and Cirque du Soleil.Tuy nhiên, làn sóng thâu tóm ấy bất chợt ngừng lại khi tháng Sáu vừa qua, cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng Trung Quốc ra lệnh yêu cầu các ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng các khoản vay giải ngân cho 4 tập đoàn Dalian Wanda, Anbang, Fosun và HNA (tổng cộng 4 tập đoàn này đã thực hiện các thương vụ thâu tóm cả ở trong và ngoài nước với tổng giá trị 75 tỷ USD). Trong đó, một số ngân hàng lớn đã ngừng giải ngân khoản vay mới cho tập đoàn hàng không và đóng tàu HNA. Còn một số nguồn tin cho hay Anbang bị giới chức yêu cầu bán các tài sản ở nước ngoài.Lãnh đạo các tập đoàn tư nhân lớn của Trung Quốc vừa trải qua đợt mở rộng tín dụng lớn nhất trong lịch sử. Để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, Bắc Kinh đã “mở van tín dụng” để kích thích kinh tế nhưng dường như đến nay chiếc van ấy chưa bao giờ thực sự được đóng lại.Kết quả là đến nay tổng nợ của chính phủ, các hộ gia đình và doanh nghiệp Trung Quốc đã lên tới hơn 28.800 tỷ USD, tương đương 258% GDP. Trong đó khoản lớn nhất là nợ của các doanh nghiệp (vào khoảng 17.000 tỷ USD), đặc biệt là những tập đoàn nhà nước hoạt động trong nhiều ngành từ thép, xây dựng đến bất động sản.Tình trạng này càng kéo dài, kinh tế Trung Quốc càng gặp nhiều rủi ro. Theo báo cáo mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vì núi nợ này mà tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể giảm từ mức 6,9% của sáu tháng đầu năm 2017 xuống chỉ còn 5% vào năm 2021. Trong kịch bản tệ hơn, con số này sẽ giảm xuống mức 3% nếu Trung Quốc phải trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính. Ngân hàng Nomura cũng nhận định rủi ro từ nợ của Trung Quốc có thể sẽ lan ra toàn thế giới.Liệu động thái lần này của Trung Quốc đã đủ mạnh mẽ? Trên thực tế, trong quá khứ Trung Quốc đã nhiều lần nỗ lực giải quyết triệt để vấn đề nợ nhưng nỗ lực ấy không kéo dài đủ lâu.Dẫu vậy, một số kịch bản cho một cuộc gỡ bỏ đòn bẩy tài chính trên quy mô lớn đang dần nổi lên. Chủ tịch Tập Cận Bình đã hối thúc các cơ quan có liên quan kiểm soát chặt hơn hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước.Phát biểu tại một hội nghị tài chính diễn ra ngày 14/7 vừa qua, ông Tập tuyên bố việc khắc phục tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước là “ưu tiên hàng đầu”.
Theo Tao Dong, chuyên gia của Credit Suisse, Trung Quốc cần một quyết tâm chính trị để thúc đẩy quá trình giảm nợ. Thậm chí chuyên gia này coi kỳ đại hội Đảng sắp tới là cơ hội để Bắc Kinh quyết tâm thực hiện những cải cách kinh tế có sức mạnh tương tự như những cải cách mà nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã thực hiện trong thời kỳ cuối những năm 1970.Xem thêm:
Kinh tế Trung Quốc: Bài toán nan giải mang tên đòn bẩy tài chính (Phần 2)
- Từ khóa :
- kinh tế trung quốc
- trung quốc
- đòn bẩy tài chính
- nợ xấu
Tin liên quan
-
DN cần biết
Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc: "Gần" nhưng không "dễ"
21:03' - 30/08/2017
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản nếu không có chiến lược thị trường khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn khi nước này có quy định mới hoặc đột ngột dừng nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông qua thương vụ sáp nhập khổng lồ trong lĩnh vực năng lượng
21:24' - 28/08/2017
Thông báo của Ủy ban Hành chính và Giám sát Tài sản nêu rõ hai doanh nghiệp quốc doanh sẽ được sáp nhập thành Tập đoàn Đầu tư Năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hối thúc Mỹ rút lại biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các doanh nghiệp
11:45' - 24/08/2017
Trung Quốc ngày 23/8 hối thúc Mỹ rút lại các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc với cáo buộc các doanh nghiệp này ủng hộ CHDCND Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Cách thức Trung Quốc tìm kiếm quyền lực "mềm"
06:30' - 24/08/2017
Diễn đàn Đông Á số mới ra có bài viết cho rằng cách đây 10 năm, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lúc bấy giờ đã tuyên bố rằng Trung Quốc cần thiết phải phát triển quyền lực "mềm".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này