Loạn hàng thời trang đội lốt “Made in Vietnam”
Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt" được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động cùng với sự đồng hành của doanh nghiệp Việt ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình, nhất là trong lĩnh vực thời trang.
Người tiêu dùng dần dần cũng "quay lưng" với hàng hóa chất lượng thấp, giá rẻ không đảm bảo sức khỏe. Trong khi đó, vì lợi nhuận các gian thương đã không từ mọi thủ đoạn tìm cách trá hình, gắn nhãn mác Việt vào các sản phẩm nhập lậu để đánh lừa người tiêu dùng, kiếm lợi nhuận cao và "giết chết" thương hiệu Việt.
* "Vỏ" Việt, "ruột" Trung Quốc
Những năm gần đây, hàng hóa Việt dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng và xây dựng được vị trí nhất định tại thị trường trong nước. Đặc biệt, sau hàng loạt thông tin về những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các mặt hàng giá rẻ xuất xứ từ Trung Quốc, người tiêu dùng đã chú trọng chọn chất lượng thay vì giá cả, hàng Việt ngày càng được tin tưởng.
Các cửa hàng thời trang “Made in Vietnam” mọc lên trên hàng loạt các tuyến phố đôi khi khiến khách hàng không khỏi hoa mắt chóng mặt.
Tại Hà Nội, không khó để tìm được những cửa hàng thời trang “Made in Vietnam” hay “Hàng Việt Nam xuất khẩu” trên các tuyến phố thời trang như Chùa Bộc, Thái Hà, Phạm Ngọc Thạch, phố Huế, Cầu Giấy, Tô Hiệu, đường Láng hay tại các khu chợ đêm, chợ sinh viên...
Quan sát đoạn đầu đường Hoàng Hoa Thám dài chưa đến 100m đã có hơn chục cửa hàng thời trang Việt Nam với đủ mặt hàng từ quần áo, giày dép đến phụ kiện, túi xách. Có cửa hàng còn được chia thành nhiều gian nhỏ, mỗi gian bán một loại sản phẩm khác nhau.
Một điểm dễ nhận thấy ở những cửa hàng thời trang Việt này là các sản phẩm quần áo, giày dép có mẫu mã rất đẹp, đa dạng, phong phú, luôn bắt kịp xu hướng nhưng giá cả rất phải chăng, vừa túi tiền.
Hàng Việt vốn được đánh giá là có chất lượng tốt nhưng mẫu mã không được "bắt mắt" cho lắm, mà giá cả lại “chát” hơn so với nhiều mặt hàng bình dân. Câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao lại có nhiều hàng thời trang “Made in Vietnam” đến thế và những sản phẩm này có thực sự là hàng Việt hay không?
Tối 12/4, cửa hàng thời trang “Made in Vietnam” tại số 19 - 21 Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm) tấp nập người ra vào. Cửa hàng này treo biển thanh lý từ cả tháng nay. Các loại quần áo thanh lý có giá rất rẻ, từ 50.000 – 195.000 đồng/sản phẩm. Đặc biệt, mũ lưỡi trai và tất chỉ có 15.000 đồng/đôi. Quan sát kỹ hơn, cửa hàng này treo biển “Made in Vietnam” rất lớn nhưng trên tem mác, rất nhiều sản phẩm lại ghi xuất xứ Trung Quốc, Thái Lan hoặc Campuchia.
Còn tại khu vực chợ Nhà Xanh, gần trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, nhiều quần bò “Made in Vietnam” chỉ từ 80.000 – 130.000 đồng/chiếc, áo sơ mi 50.000 – 70.000 đồng/chiếc, giày dép khoảng 80.000 đồng/đôi. Các chủ cửa hàng luôn khẳng định sản phẩm là hàng Việt thật, có tem mác chứng minh nguồn gốc đầy đủ.
Tuy nhiên, khi kiểm tra, rất nhiều mặt hàng có lỗi, đường may không chắc chắn, tem mác không rõ ràng. Chỉ cần nhấc tay chọn bừa là có thể lấy được một chiếc áo “lột xác” chưa hết, bên ngoài là tem ghi hàng Việt Nam nhưng phía trong cổ áo lại có dòng chữ “Made in China”.
Đi dọc chợ đêm Đồng Xuân, chị Nguyễn Huyền Trang đến từ Lào Cai cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi tham quan chợ đêm tại Hà Nội. Hai bên đường quần áo rất nhiều, giá cả khá vừa túi tiền nhưng nhìn qua toàn hàng Trung Quốc.
Tất nhiên trên quần áo vẫn có nhiều sản phẩm nhãn mác “Made in Vietnam” nhưng tem mác này in ấn khá ẩu, thiếu thông tin sản phẩm và không có mã vạch, dễ nhận ra đây không phải là hàng Việt. Khu vực buôn bán tấp nập như vậy mà quá nhiều hàng kém chất lượng của Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt Nam điều này làm tôi thấy thất vọng”.
* Đừng "giết chết" thương hiệu Việt
Để nhận biết hàng Việt “xịn” với hàng Trung Quốc trà trộn, chị Tô Thị Nhung, một người từng kinh doanh hàng thời trang Việt Nam ở quận Cầu Giấy chia sẻ, quần áo Trung Quốc có màu sắc, kiểu dáng bắt mắt nhưng đường may thô và nhiều lỗi, đặc biệt chất vải, da... không bền.
Với giày dép, hàng Trung Quốc sẽ có những chi tiết bị thô ở phần gót và cổ giày, đồng thời cũng có thể có nhiều lỗi nhỏ như vết keo dán, mũi chỉ không đều, hay bị lệch… Phân biệt qua nhãn mác, giày xịn luôn có dòng chữ “Made in Vietnam” trên lót giày, ở thành trong hoặc in chìm trên đế giày còn hàng giả chỉ dán một chiếc tem thông thường.
Đặc biệt, về giá cả, hàng Việt Nam xuất khẩu thường có giá không dưới 200.000 đồng/đôi giày, những chiếc quần jean giá 80.000 – 130.000 đồng/sản phẩm như tại chợ Nhà Xanh chắc chắn là hàng kém chất lượng.
Chị Nhung cũng cho biết: “Người Việt mình giờ rất chuộng hàng Việt. Chỉ cần gắn mác “Made in Vietnam” là hàng sẽ bán chạy hơn hẳn so với các sản phẩm tương tự nhưng xuất xứ Trung Quốc.
Lúc trước, hầu hết quần áo, giày dép chúng tôi nhập theo lô từ Quảng Châu về rồi gắn mác Việt bán lại kiếm lời. Giờ thì bên Quảng Châu họ đính sẵn nhãn mác hàng Việt Nam cho mình rồi, sản phẩm phong phú, mẫu mã đa dạng lại thay đổi liên tục nên kinh doanh khá thuận lợi”.
Chỉ đơn giản với thủ thuật đánh tráo, làm giả nhãn mác, thay đổi xuất xứ, thị trường thời trang dần hình thành những sản phẩm Việt kém chất lượng. Hàng giả không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng mà còn tiếp tay phá hủy thương hiệu “Made in Vietnam”, giết chết các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Thực tế, lâu nay không chỉ có quần áo, giày dép mà cả nông sản, hoa quả...
Trung Quốc cũng "đội lốt" hàng Việt tuồn vào thị trường Việt Nam. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trước hết là từ lòng tham của những thương lái và người bán hàng. Do lợi nhuận lớn, những gian thương sẵn sàng gian lận, đánh tráo nhãn mác để đánh lừa người tiêu dùng. Cùng với đó cũng phải kể đến sự chủ quan, thiếu kiến thức và ý thức của người tiêu dùng.
Hiện đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định xử lý hành vi gian lận thương mại, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Tuy nhiên, người tiêu dùng cần cảnh giác khi mua hàng, xem xét cẩn thận nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và kiên quyết nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là tự bảo vệ quyền lợi của mình và góp phần xây dựng thị trường thời trang Việt uy tín, chất lượng./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Giá trị thương hiệu Việt Nam giảm 19%
14:57' - 11/03/2016
Công ty Brand Finance cho biết, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2015 được định giá là 140 tỷ USD, so với năm 2014 là 172 tỷ USD, thì năm 2015 giá trị thương hiệu Việt Nam đã giảm 19%.
-
Chuyển động DN
Vinh danh 35 thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2015
14:35' - 26/12/2015
Sáng 26/12, tại Tp.Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ trao giải “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2015” cho 35 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
-
DN cần biết
Hơn 15 nghìn vụ kinh doanh hàng giả, hàng nhái bị xử lý
13:53' - 25/11/2015
10 tháng năm 2015, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 16.876 vụ buôn bán hàng giả, hàng nhái; xử phạt 53,2 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm là 41,4 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ áp dụng phổ biến tem chống hàng giả bằng quét mã vạch
19:23' - 30/10/2015
Tem chống hàng giả bằng cách quét mã vạch sẽ được áp dụng để phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.