Malaysia trước những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế
Và cũng khác với các cuộc bầu cử trước đây, câu hỏi “phe đối lập ở đâu?” - nhằm ám chỉ sự im lặng trước thất bại của phe đối lập - giờ được dành cho Mặt trận Quốc gia (BN).
Quả thực, sau ngày 9/5, lãnh đạo cấp cao của nhiều đảng phái thuộc BN bắt đầu “lặng tiếng”, trong khi giới chức cơ sở lại phát đi lời ai oán. Theo cây bút Nghiêu Lợi Lợi của tờ Đông phương nhật báo, dường như BN chưa thích nghi với việc thay đổi vai trò. Đây là vấn đề đáng quan tâm bởi trong xã hội dân chủ, ngoài đảng cầm quyền còn có phe đối lập làm nhiệm vụ giám sát chính phủ.
Đối với Liên minh Hy vọng (PH), nhiều chuyên gia cho rằng chiến thắng của PH một phần đến từ sự thúc đẩy của nhân tố có sức lôi cuốn mạnh mẽ mang tên cựu Thủ tướng Mohamad Mahathir. Nhưng quan trọng hơn là sự bất mãn của người dân Malaysia đối với khả năng quản trị của BN và kỳ vọng lớn lao vào sự thay đổi.
Cho nên, sau khi lên nắm quyền, ngoài việc thực thi những cam kết tranh cử, PH cũng không nên quên cải cách thể chế, mở đường cho sự thay đổi của đất nước, tránh giẫm vào vết xe đổ của BN.
Nhìn vào những gì mà chính quyền của tân Thủ tướng Mahathir đã và đang làm, nhà bình luận thời sự chính trị Lâm Kiện Vinh cho rằng về cơ bản là tích cực. Trong lĩnh vực kinh tế, Malaysia đã quyết định xóa bỏ thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) từ ngày 1/6 tới nhằm thực hiện cam kết tranh cử.
Động thái này sẽ làm giảm áp lực đối với các thương gia cũng như với người dân, nhất là trong bối cảnh vật giá leo thang. Các chính sách tương lai của chính phủ mới, theo ông Lâm Kiện Vinh, không chỉ làm lay động kết cấu kinh tế, mà còn thay đổi bản đồ thương mại của Malaysia.
Cụ thể, sau thất bại của BN, kể từ khi thị trường chứng khoán mở cửa trở lại vào thứ Hai (14/5) tới nay, nhiều cổ phiếu liên quan tới đảng Tổ chức Dân tộc Malaysia thống nhất (UMNO, đảng lãnh đạo trong BN) và các công ty liên quan với chính quyền tiền nhiệm rớt giá mạnh.
Ví dụ trong thời gian ông Najib Razak làm Thủ tướng, Tập đoàn báo chí Utusan Melayu hàng đầu của Malaysia, nơi mà UMNO trực tiếp nắm giữ 49% cổ phần, thông qua đó gián tiếp chi phối các tờ báo chính, đã nhận được nhiều hợp đồng xây dựng cơ bản, trúng thầu dự án chính phủ điện tử…
Sau khi BN thất cử, giá cổ phiếu của Utusan Melayu lao dốc mạnh, nhân sự cũng phải tái cơ cấu khi bốn quan chức cấp cao từ chức, bao gồm cả ông Tengku Sariffuddin, người làm thư ký báo chí cho ông Najib trong 20 năm.
Trong một bài viết đăng trên tờ Đông phương nhật báo ngày 18/5, Lâm Kiện Vinh cho rằng những thay đổi nêu trên mới chỉ là bắt đầu. Tân Thủ tướng Malaysia tuyên bố sẽ xem xét lại 17.000 trường hợp tuyển dụng vì mục đích chính trị nhằm cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Như vậy, sắp tới người ta có thể được chứng kiến nhiều biến động và hoạt động tái cơ cấu diễn ra trong các cơ quan, tổ chức chính quyền và các công ty, tập đoàn liên quan tới chính quyền…
Đương nhiên, trong cuộc chuyển giao quyền lực sẽ có người buồn, nhưng cũng sẽ có người vui. Cổ phiếu một số công ty được cho là liên quan tới lãnh đạo PH, như công ty OPCON liên quan tới con trai thứ ông Mahathir hay công ty THRIVEN liên quan tới con trai ứng cử viên Bộ trưởng Nội vụ Muhyiddin Yassin…, đang được giới đầu tư săn lùng, lừng lững đi lên.
Nói tóm lại, theo Lâm Kiện Vinh, từ chuyển đổi chính quyền, Malaysia đang trong quá trình chuyển đổi chính trị và chuyển đổi kinh tế. Quá trình này sẽ khó tránh được việc gấp phải trở ngại và lực cản.
Tuy nhiên, việc có thể chuyển giao chính quyền một cách hòa bình thông qua bầu cử, chấm dứt hơn 60 năm cầm quyền liên tục của BN, đối với người dân Malaysia, đó đã là một “cuộc thoát xác ngoạn mục”.
Đánh bại người được mình cất nhắc trước đây, nhà lãnh đạo Liên minh Hy vọng đối lập Mahathir Mohamad đã đi vào lịch sử Malaysia khi chấm dứt 61 năm cầm quyền liên tục của Mặt trận Quốc gia (BN) và trở thành chính trị gia duy nhất tới nay 2 lần làm thủ tướng. Trên bình diện thế giới, ông Mahathir cũng lập kỷ lục là thủ tướng cao tuổi nhất.
Sau chiến thắng vang dội của PH, có thể thấy kỳ vọng của cử tri Malaysia vào sự thay đổi là rất lớn. Tuy nhiên, sự thay đổi trên chính trường cũng sẽ tác động tới thị trường. Theo hãng tin Reuters, sau khi lên nắm quyền, PH phải nhanh chóng đề ra chính sách kinh tế rõ ràng và thúc đẩy cải cách chống tham nhũng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia đẩy mạnh điều tra Quỹ 1MDB
14:47' - 21/05/2018
Các cơ quan chức năng Malaysia vừa thành lập lực lượng đặc trách điều tra về vị bê bối Quỹ Đầu tư nhà nước 1MDB với mục đích truy tố những cá nhân sai phạm và thu hồi các tài sản liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
Chiến thắng của phe đối lập tác động gì tới kinh tế Malaysia?
05:30' - 19/05/2018
15 năm sau khi rời nhiệm sở, cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã trở lại nắm quyền và đi vào lịch sử Malaysia với tư cách chính trị gia duy nhất tới nay có hai lần làm Thủ tướng.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia quyết tâm thu hồi tiền tham nhũng chảy ra nước ngoài
07:55' - 17/05/2018
Thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết, dù chưa xác định được số tiền sẽ thu hồi là bao nhiêu, nhưng chỉ tính riêng lượng tiền bẩn từ Malaysia chảy sang Mỹ đã lên tới 4,5 tỷ USD (khoảng 17,8 tỷ ringgit).
-
Doanh nghiệp
Từ ngày 1/6, Malaysia xóa bỏ thuế hàng hóa và dịch vụ
19:21' - 16/05/2018
Thực hiện đúng lời hứa khi tranh cử, chính quyền của tân Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad vừa quyết định từ ngày 1/6 tới sẽ xóa bỏ thuế hàng hóa và dịch vụ (SGT).
-
Kinh tế & Xã hội
Malaysia công bố nhiều ưu đãi cho người lao động
19:08' - 01/05/2018
Nhân Ngày Quốc tế lao động 1/5, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã công bố 5 quà tặng dành cho người lao động nước này nhằm ghi nhận những đóng góp của họ cho sự phát triển của đất nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20'
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51'
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27'
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59'
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56'
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận xuất nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng vững chắc
10:58'
Xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 549,58 tỷ NDT, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dịch vụ đạt 759,98 tỷ NDT, tăng 7,8%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 60% doanh nghiệp Hàn Quốc chịu tác động từ chính sách thuế của Mỹ
07:48'
Kết quả cho thấy 60,3% doanh nghiệp trả lời sẽ chịu hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các biện pháp thuế quan này của Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất làm chậm hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế của Thái Lan
19:40' - 01/04/2025
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đánh giá trận động đất vừa qua sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên 3 lĩnh vực chính là bất động sản, du lịch và tiêu dùng trong nước.