Mỹ - Trung "đình chiến" thương mại: Có nên vội mừng? (Phần 1)
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” số ra ngày 20/5 đăng bài viết với tựa đề “Trung Quốc, Mỹ cùng hưởng lợi với thỏa thuận đình chiến thương mại” sau khi Bắc Kinh và Washington ra tuyên bố chung cam kết sẽ áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu thâm hụt thương mại một cách đáng kể giữa hai quốc gia.
Theo tuyên bố chung này, Trung Quốc đã đồng ý tăng cường đáng kể mua sắm hàng hóa và dịch vụ của Mỹ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao. Điều này cũng sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế và thị trường việc làm của Mỹ.
Ngoài ra, hai nước cũng nhất trí tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời đạt được sự đồng thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại về hàng hóa sản xuất và dịch vụ.
Đằng sau thỏa thuận "đình chiến" thương mại…
Hãng tin Tân Hoa Xã dẫn lời Đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lưu Hạc, đồng thời là Trưởng phái đoàn đại biểu Trung Quốc tới Mỹ thương thảo về vấn đề va chạm thương mại Trung - Mỹ, cho biết đây là một chuyến thăm tích cực, thiết thực, mang tính xây dựng và hiệu quả cao, hai bên đã đạt được nhiều nhận thức chung về việc phát triển mối quan hệ thương mại Trung - Mỹ tích cực và lành mạnh.
Lý do quan trọng dẫn đến những kết quả tích cực đạt được trong chuyến đi này là trước đó các nhà lãnh đạo hai nước (Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump) đã đạt được những nhận thức chung quan trọng, nguyên nhân cơ bản xuất phát từ nhu cầu của nhân dân hai nước và toàn thế giới.
Theo các số liệu thống kê của Trung Quốc, thặng dư thương mại hàng hóa của nước này với Mỹ đã lên tới con số 275,8 tỷ USD trong năm 2017, trong khi số liệu thống kê của Mỹ cho thấy thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc đã tăng lên mức cao là 375,2 tỷ USD trong năm 2017 - chiếm khoảng một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của Mỹ.
Do đó, rất khó để duy trì một cơ chế thương mại song phương mất cân bằng như vậy. Thâm hụt thương mại Mỹ - Trung hiện vẫn đang tiếp tục nới rộng, cho dù Bắc Kinh vẫn đang nỗ lực giảm thiểu con số này trong nhiều năm qua. Đặc biệt, thâm hụt giữa hai nước đã tăng hơn 20 tỷ USD từ năm 2016 đến năm 2017.
Theo bài viết trên “Thời báo Hoàn Cầu”, nếu hai nước hợp tác với nhau để duy trì các mối quan hệ thương mại ổn định, thì quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ trở nên mạnh hơn nhiều, và cả hai bên đều có thể được hưởng lợi từ cơ chế hợp tác cùng thắng này.
Hiện nay, cả hai nước đều cần phải tìm ra phương cách để đạt được sự cân bằng này. Washington hy vọng sẽ tối đa hóa lợi ích của Mỹ trong quá trình này, trong khi Trung Quốc khẳng định rằng việc mở rộng hoạt động nhập khẩu của Mỹ cần phải đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế và xã hội trong nước.
Phía Mỹ muốn Trung Quốc hỗ trợ giảm thâm hụt thương mại theo phương thức kinh tế được hoạch định trước đó, trong khi Trung Quốc lại khẳng định rằng mục tiêu này cần phải đạt được thông qua quá trình thị trường hóa để tạo ra cán cân thương mại. Trung Quốc cho rằng để giảm thiểu thâm hụt thương mại của Mỹ, thì Washington cần phải mở cửa hơn nữa thị trường trong nước đối với các nhà đầu tư Trung Quốc. Các sản phẩm của Mỹ phải đáp ứng được những kỳ vọng của thị trường Trung Quốc để kích thích các hoạt động mua sắm của Trung Quốc. Đây là điểm mấu chốt đằng sau tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Xuất phát từ quan điểm này, thỏa thuận được ký giữa hai bên đã tuân thủ theo nguyên tắc cùng thắng. Mỹ sẽ có cơ hội giảm thiểu thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh sẽ đạt được sự nhất quán trong việc mua hàng hóa của Mỹ để mang lại lợi ích cho sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân Trung Quốc. Washington đã cam kết phá bỏ sự kiểm soát đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc, qua đó sẽ làm đa dạng hóa các kênh nhập khẩu năng lượng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Phía Mỹ cũng sẽ bán nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn nữa cho Trung Quốc - điều này cũng tương đương với việc “xuất khẩu” công nghệ và sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Báo Mỹ: Quan chức Mỹ - Triều Tiên có kế hoạch gặp nhau tại Singapore
08:02' - 24/05/2018
Báo Washington Post đưa tin giới chức Mỹ đang lên kế hoạch tới Singapore vào cuối tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Đăng cai thượng đỉnh Mỹ-Triều thể hiện sức mạnh mềm của Singapore
06:30' - 24/05/2018
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều không chỉ là sự kiện trọng đại đối với Singapore, mà còn chứng tỏ sự thành công trong chính sách đối ngoại cũng như sức mạnh "mềm" của quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé.
-
Kinh tế Thế giới
Thế kẹt của Hàn Quốc giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 24/05/2018
Xét trên quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và hai đối tác lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á chắc chắn sẽ chịu tác động không nhỏ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đề ra hướng đi mới trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
20:50' - 23/05/2018
Ngày 23/5, Tổng thống Donald Trump đã đề ra hướng đi mới trong cho các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mỹ, Trung Quốc đạt thỏa thuận sơ bộ giải cứu ZTE
07:45' - 23/05/2018
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận sơ bộ để tránh cho hãng sản xuất thiết bị viễn thông ZTE của Trung Quốc rơi vào nguy cơ phá sản.
-
Kinh tế Thế giới
Ẩn số lớn của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore
05:30' - 23/05/2018
Tờ Le Monde của Pháp nhận định rằng vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa những tuyên bố của Triều Tiên và yêu cầu của Mỹ về việc Bình Nhưỡng phải phá hủy toàn bộ cơ sở hạt nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Thuế ô tô mới có thể khiến người tiêu dùng “gánh” thêm 30 tỷ USD
08:04'
Chính sách áp thuế 25% của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên ô tô nhập khẩu có thể khiến người tiêu dùng nước này phải chi thêm hơn 30 tỷ USD trong năm đầu tiên thực hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00' - 03/04/2025
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12' - 03/04/2025
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58' - 03/04/2025
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53' - 03/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.