Mỹ và Indonesia tìm kiếm mối quan hệ hợp tác mới
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải) và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (trái) trong một cuộc họp báo tại Jakarta. Ảnh: EPA/TTXVN
Trong hai nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Indonesia, Susilo Bambang Yudhoyono, và những năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Joko Widodo, Mỹ và Indonesia đã nỗ lực để xây dựng một mối quan hệ song phương gần gũi hơn.
Năm 2010, Mỹ và Indonesia đã ký hiệp định đối tác toàn diện giữa hai nước, tạo khuôn khổ để thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn về kinh tế, an ninh và giao lưu nhân dân. Chính quyềnTổng thống Obama sau đó vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách tăng cường quan hệ với Indonesia với Hiệp địnnh Đối tác Chiến lược Mỹ-Indonesia vào năm 2015.
Các quan chức Mỹ hy vọng các mối quan hệ trên sẽ giúp thúc đẩy vai trò lớn hơn của Indonessia trong khu vực đối với những thách thức an ninh chủ yếu. Mỹ cũng hy vọng về một kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương gần gũi với Indonesia giống như quan hệ của Washington với các đối tác khác trong khu vực như Malaysia và Singapore.
Tuy nhiên, mối quan hệ chiến lược song phương này đã không đạt được những mục tiêu cao siêu này. Thậm chí, trong khuôn khổ đối thoại chiến lược cấp cao hàng năm được thiết lập năm 2015, lãnh đạo hai nước vẫn còn chưa gặp nhau.
Tổng thống Yudhoyono khi đó đã xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với Mỹ, nhưng Jakarta vẫn duy trì chính sách xây dựng tình hữu nghị khi không lựa chọn bất kỳ bên nào trong các cuộc đấu tranh quyền lực khu vực.
Khi lên nắm quyền, Tổng thống Joko Widodo ít quan tâm tới vai trò của một nhà lãnh đạo khu vực và toàn cầu và mối quan hệ kinh tế gần gũi với Mỹ nhìn chung cũng dậm chân tại chỗ.
Dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Joko Widodo, các nhà đầu tư nước ngoài thường không biết chắc chắn về việc Tổng thống Joko Widodo có ý định khuyến khích đầu tư nước ngoài hay không hay chỉ bó hẹp vào các chính sách dân tộc chủ nghĩa.
Tổng thống Joko Widodo vẫn cho thấy sự kín đáo về các vấn đề quyền, lập trường mà hiện nay trùng hợp với cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Trump, trong đó tập trung vào chính sách đối ngoại dựa trên quyền lợi và chủ quyền.Chính quyền Tổng thống Joko Widodo đang nỗ lực để có một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với nạn cướp biển và tội phạm xuyên quốc gia ở Đông Nam Á. Tổng thống Joko Widodo thường nhắc tới sự cần thiết phải đấu tranh hiệu quả với các hoạt động phạm pháp trên vùng biển Đông Nam Á, trong đó có cướp biển, nạn buôn người, buôn lậu ma túy và đánh bắt bất hợp pháp.
Những lợi ích an ninh chung này sẽ chỉ trở nên rõ ràng hơn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Kể từ khi tổ chức Hồi giáo (IS) tự xưng bị đánh bật ra khỏi khu vực chiếm đóng ở Trung Đông, một số tay súng nước ngoài đã từng tham gia chiến đấu ở Syria và Iraq có thể chạy trốn về nước hoặc tìm các cơ sở mới ở Đông Nam Á.
Do đó, mối đe dọa về phiến quân Hồi giáo có thể tăng lên ở khắp Đông Nam Á trong những năm tới. Tới lúc đó, những tranh chấp về việc quân sự hóa nhanh chóng ở Biển Đông cũng có thể sẽ tăng lên. Và mặc dù Tổng thống Joko Widodo tuyên bố tập trung vào vấn đề cướp biển và các hoạt động hàng hải bất hợp pháp khác, Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác vẫn đang phải vật lộn với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống này.
Như những gì đã được đưa ra trong một bản báo cáo đặc biệt của Hội đồng Đối ngoại Mỹ, tiếp tục phát triển mối quan hệ Mỹ-Indonesia, giao dịch, hợp tác dựa trên những lợi ích an ninh chung này - thay vì nói về các mục tiêu cao cả - có thể thúc đẩy mối quan hệ chiến lược song phương một cách ổn định. Để cải thiện mối quan hệ chiến lược này, Washington và Jakarta - với sự trợ giúp của Australia và các cường quốc trong khu vực khác - nên tiến hành nhiều bước. Trước tiên, Mỹ nên khuyến khích Indonesia đi tiên phong trong việc thúc đẩy đạt một quan điểm chung của ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).Đối với cuộc chiến chống lại mối đe dọa các cuộc tấn công của tổ chức khủng bố liên quan đến IS, Mỹ sẽ giúp Indonesia ban hành các biện pháp mạnh mẽ để xác định vị trí, theo dõi những chiến binh từng tham gia IS từ lãnh thổ người Hồi giáo ở Trung Đông và xác định thêm các chiến binh Indonesia có mối liên hệ với IS.
Về phần mình, Bộ Tài chính Mỹ nên tiếp tục xác định những kẻ khủng bố và để đưa vào danh sách công dân bị chỉ định trừng phạt đặc biệt. Nhiều chiến binh Hồi giáo sẽ đến Đông Nam Á khi mà tổ chức IS bị đánh bật ra khỏi thành trì ở Trung Đông.
Ngoài ra, Mỹ đôi khi cũng nên đề nghị tham gia vào các cuộc tuần tra chung trên biển Sulu-Celebes với Indonesia, Malaysia và Philippine, giúp chống lại các nhóm phiến quân và cướp biển. Những vùng biển này vô cùng quan trọng đối với cả các nhóm cướp biển và các nhóm chiến binh và nổi tiếng với tội phạm xuyên quốc gia và các hoạt động phạm pháp.Nếu không có tuần tra trên biển, các nhóm quân đội khủng bố có mối liên hệ với IS sẽ có thể chuyển người qua Đông Nam Á một cách dễ dàng. Tháng 5/2016, Indonesia đồng ý bắt đầu phối hợp tuần tra vùng biển biên giới tại vùng biển Sulu-Celebes với các lực lượng của Malaysia và Philippines.
Tuy nhiên, các cuộc tuần tra không diễn ra đều đặn và quy mô vẫn còn nhỏ. Ba nước Đông Nam Á này, với sự giúp đỡ của Mỹ, nên tạo điều kiện để các tàu thuyền có thể theo dõi các nhóm hải tặc (hoặc các nhóm phiến quân giả làm cướp biển) vào lãnh hải của nhau.
Mối quan hệ an ninh giữa Jakarta và Washington thực sự có tiềm năng lớn và có thể trở nên mạnh mẽ hơn trong ba năm tới. Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế song phương thì không giống vậy bởi chủ nghĩa dân tộc về kinh tế đang trở nên thịnh hành ở cả Mỹ và Indonesia.Điều tốt nhất có thể làm đối với Jakarta và Washington là hai bên chỉ cần đơn giản ngăn chặn bất kỳ sự đi xuống nào của mối quan quan hệ kinh tế song phương mà có thể xảy ra do những hạn chế mới về đầu tư nước ngoài ở Indonesia hoặc thuế quan của Mỹ áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu của Indonesia.
Đây là một mục tiêu đáng giá và có thể giúp đầu tư của Mỹ vào Indonesia tiếp tục tăng lên. Điều này có thể được thực hiện với nhiều bước. Hai bên nên đàm phán một hiệp định đầu tư song phương để duy trì mối quan hệ kinh tế.
Đầu tư lớn hơn khiến các công ty Mỹ có ảnh hưởng nhiều hơn tới chính quyền Tổng thống Joko Widodo. Đầu tư tăng cũng có thể giúp giảm chủ nghĩa dân tộc kinh tế phổ biến ở Indonesia, nếu Tổng thống Joko Widodo cũng muốn dòng đầu tư mới và gắn kết nó với tăng trưởng, cải hiện hạ tầng và việc làm.
Nhà Trắng cũng nên đưa ra một định nghĩa công khai rõ ràng hơn về các cư xử thương mại lạm dụng hơn là đơn giản chỉ điều hành thặng dư thương mại với Mỹ. Cuối cùng, hai quốc gia nên tổ chức đối thoại cấp bộ trưởng theo kế hoạch, bao gồm đối thoại chiến lược của Bộ Thương mại Mỹ và sử dụng các thuộc thảo thuận để làm giảm mối quan ngại về cân bằng thương mại hai bên. Bản thân đối thoại có thể giúp ngăn cản sự suy thoái của mối quan hệ kinh tế giữa hai nước.Khi mối quan hệ kinh tế và chiến lược Mỹ-Indonesia tránh được những ảo tưởng và tập trung vào ba mục tiêu an ninh riêng biệt sẽ giúp thúc đẩy lợi ích của cả hai nước. Ngoài, việc tập trung định hình mối quan hệ về an ninh, Washington và Jakarta nên cùng nhau thúc đẩy hợp tác để duy trì mối quan hệ kinh tế hiện nay.Bất kỳ chiến lược kinh tế dài hạn nào của Mỹ đối với Đông Nam Á cần phải tính đến Indonesia là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực và vẫn là thị trường tiềm năng đối với các công ty Mỹ./.
TTXVN
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thu giữ du thuyền hạng sang liên quan đến cuộc điều tra Quỹ 1MDB
18:17' - 28/02/2018
Ngày 28/2, Indonesia đã thu giữ du thuyền hạng sang Equanimity trên đảo Bali trong khuôn khổ cuộc điều tra tham nhũng liên quan đến Quỹ 1MDB...
-
Tài chính
Indonesia và Singapore sẽ chia sẻ thông tin tài chính của công dân
12:56' - 25/02/2018
Theo hãng tin Antarra, Indonesia và Singapore sẽ bắt đầu thực hiện Hiệp định Tự động trao đổi thông tin (AEOI) vào tháng Chín năm nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Indonesia - quốc gia châu Á đầu tiên phát hành trái phiếu “xanh”
05:27' - 23/02/2018
Indonesia trở thành quốc gia châu Á đầu tiên phát hành trái phiếu “xanh” ra thị trường quốc tế giữa lúc các nhà đầu tư đang ngày càng quan tâm đến các dự án thân thiện với môi trường.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tăng thuế đối với nhiên liệu sinh học của Argentina và Indonesia
14:57' - 22/02/2018
Bộ Thương mại Mỹ mới đây đã đưa ra quyết định tăng thuế nhập khẩu nhiên liệu sinh học từ Argentina và Indonesia khi thông báo các mức thuế bán phá giá ở mức 60,44-86,41% và 92,52- 276,65%.
-
Kinh tế Thế giới
Xung quanh chính sách nhập khẩu gạo của Indonesia
07:24' - 31/01/2018
Theo bài viết đăng trên báo Jakarta Post, mỗi khi thị trường gạo Indonesia ghi nhận một đợt tăng giá như đã xảy ra trong vài tháng qua, nhu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng thiết yếu này lại tăng lên.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường tài chính Indonesia tăng mạnh
18:30' - 29/01/2018
Theo Ngân hàng trung ương Indonesia (BI), tính đến cuối tháng 1/2018, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường tài chính Indonesia đã tăng hơn gấp đôi lên so với cùng kỳ năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.