Nguy cơ đe dọa trật tự tự do của châu Âu
Các phong trào bảo thủ xã hội, chống nhập cư đã khuấy động nền chính trị ở những quốc gia khác nhau, nổi bật nhất là ở Hungary và Ba Lan, nơi các nhà lãnh đạo dân túy đang định hướng đất nước họ theo những gì được coi là quy tắc dân chủ của Liên minh châu Âu (EU).
Nhân vật đi đầu trong vấn đề này là Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người đã phản đối những ý tưởng của người tiền nhiệm, tỷ phú Hungary George Soros, để ủng hộ việc xây dựng điều mà ông gọi là “Nhà nước dân chủ phi tự do”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng gọi cuộc đấu tranh vì các giá trị của châu Âu là một "cuộc nội chiến”.
Đảng Fidesz của Thủ tướng Orban đã lần thứ 3 liên tiếp giành chiến thắng tuyệt đối trong cuộc bầu cử hồi tháng 4/2018.Phương Tây cho rằng sau chiến thắng trên, Chính phủ Hungary đã mở rộng cuộc đàn áp đối với các tổ chức phi chính phủ và giới bất đồng chính kiến bằng cách hạn chế truyền thông và tư pháp.
Áp lực chính trị đã dẫn đến các tổ chức Xã hội Mở của ông Soros, một trong những nhà tài trợ lớn nhất thế giới đối với các tổ chức phi chính phủ, phải đóng cửa từ Budapest cho đến Berlin.
Đại học Trung Âu do ông Soros thành lập để đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai cho các nước từng theo chế độ Cộng sản ở châu Âu đang ở trong tình trạng bấp bênh về tính hợp pháp và phải xem xét việc chuyển đến Vienna (Áo).
Sau cuộc bầu cử năm 2010, ông Orban đã thúc đẩy cải cách Hiến pháp, cắt giảm quyền lực của tòa án, bổ nhiệm những người thân tín đứng đầu các cơ quan quan trọng và thay đổi hệ thống bầu cử theo hướng giúp ông duy trì quyền lực. Ông Orban đã tập hợp, lôi kéo sự ủng hộ bằng cách nhắm vào những người nhập cư, đặc biệt là người Hồi giáo, đối tượng mà ông gọi là “những kẻ xâm lược”.
Để bảo vệ điều mà ông gọi là “châu Âu Cơ đốc giáo”, ông đã cho xây dựng một hàng rào ở biên giới phía Nam của Hungary và dồn những người nhập cư vào các trại tị nạn sau khi bùng phát dòng người di cư từ Trung Đông đến châu Âu hồi năm 2015.
Tại Ba Lan, đảng Pháp luật và Công lý đã đi đầu trong cuộc chiến tương tự nhằm vào các tòa án, các phương tiện truyền thông và quản trị dân chủ kể từ khi lên nắm quyền hồi năm 2015.
Các quốc gia từng theo chế độ Cộng sản khác như Cộng hòa Czech và Slovakia đã đi chệch khỏi trào lưu chính của EU như về vấn đề tiếp nhận người tị nạn, trong khi Romania đã làm suy yếu luật chống tham nhũng tại nước này.
Tại Tây Âu, những người theo chủ nghĩa dân tộc đã coi ông Orban là “một nguồn cảm hứng”. Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer, vốn phản đối chấp nhận nhập cư, là một trong số những người ủng hộ quan điểm của ông Orban. Ông Stephen Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, từng gọi ông Orban là "anh hùng vĩ đại".
Các nhà lãnh đạo dân túy đã khai thác sự thất vọng của những người cảm thấy bị bỏ rơi bởi sự biến đổi thời hậu Cộng sản ở Trung và Đông Âu.Ngoài ra, nhiều người còn bị “vỡ mộng” với hệ thống kinh tế đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khiến các nước như Hungary gặp khó khăn.
Trong khi một số khu vực ở Đông Âu, như Cộng hòa Czech, vấn đề đồng lương thấp cùng một số vấn đề khác đã khiến cử tri tiếp tục ủng hộ các nhà lãnh đạo dân túy, những người cam kết sẽ chống lại áp lực phải chia sẻ lợi ích với những người nhập cư.
Để đối phó với tình trạng trên, các nhà lãnh đạo EU đang tranh luận liệu các khoản trợ cấp trong ngân sách giai đoạn tiếp theo cho các nước nghèo có nên gắn với các quy định pháp quyền hay không. EU cũng xem xét kích hoạt Điều 7.1 trong các hiệp ước EU, điều có thể sẽ dẫn đến việc tước bỏ quyền biểu quyết của Ba Lan và Hungary cho dù 2 nước này tuyên bố sẽ sử dụng quyền phủ quyết để bảo vệ nhau./.
- Từ khóa :
- tự do châu âu
- bức màn sắt
- hungary
- châu âu
- ba lan
- đông âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ba Lan khởi xướng dự án tăng cường kết nối hạ tầng Trung-Đông Âu
05:30' - 07/06/2018
Chuyên gia Dan Peleschuk nhận định Ba Lan đã và đang đi đầu trong việc triển khai sáng kiến mới ở Trung và Đông Âu nhằm gia tăng vị thế, ảnh hưởng, trở thành thủ lĩnh khu vực.
-
Doanh nghiệp
Ba Lan đứng thứ ba EU về thu hút FDI
17:54' - 02/05/2018
Với tổng số 14,8 tỷ USD thu hút đầu tư nước ngoài, Ba Lan xếp vị trí thứ ba trong Liên minh châu Âu (EU) về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
-
Kinh tế Thế giới
Lý giải các nguy cơ giữa EU và Ba Lan
06:30' - 30/01/2018
Tờ The Economist (Anh) mới đây đăng bài báo lý giải về các nguy cơ từ cuộc xung đột giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ba Lan hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Ba Lan và Hungary - "phép thử" chưa từng có tiền lệ đối với EU
07:24' - 11/01/2018
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki và Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố họ sẽ không thay đổi quan điểm liên quan đến những bất đồng với Brussels (Bỉ) về vấn đề di cư và tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Ba Lan, Hungary và CH Séc phản ứng về nhập cư khi bị kiện lên Tòa án châu Âu
15:25' - 05/01/2018
Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức nộp đơn kiện Ba Lan, Hungary và CH Séc tại Tòa án châu Âu do 3 nước này không tiếp nhận người nhập cư theo hạn ngạch mà Liên minh châu Âu (EU) phân bổ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp Giáng sinh
09:13' - 22/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine vẫn tiếp tục trong ngày 21/12
20:49' - 21/12/2024
Nhà sản xuất khí đốt Gazprom của Nga cho biết họ sẽ vận chuyển 42,4 triệu m3 khí đốt đến châu Âu qua Ukraine (U-crai-na) trong ngày 21/12.
-
Kinh tế Thế giới
EU tuyên bố sẵn sàng đàm phán thương mại với Tổng thống đắc cử D.Trump
15:44' - 21/12/2024
Ngày 20/12, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Olof Gill tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng thảo luận các vấn đề thương mại, trong đó có năng lượng, với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tìm giải pháp cho tình trạng thiếu lao động
09:16' - 21/12/2024
Theo quyết định của chính phủ Hàn Quốc, số lượng lao động theo thị thực lao động E-9 cho năm tới được ấn định ở mức 130.000 người, giảm 35.000 lao động so với năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ
08:17' - 21/12/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Hạ viện Mỹ chiều tối ngày 20/12 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật sửa đổi để không đẩy chính phủ Mỹ rơi vào tình cảnh phải đóng cửa một phần.
-
Kinh tế Thế giới
Chặng đường phục hồi gian nan của kinh tế Trung Quốc
18:40' - 20/12/2024
Chính quyền trung ương Trung Quốc đã tung ra gói cứu trợ 10.000 tỷ NDT nhằm giúp các chính quyền địa phương tái cơ cấu nợ “ẩn”.