Lý giải các nguy cơ giữa EU và Ba Lan
Theo đó, Ba Lan hiện đang là “cơn đau đầu” đối với EU. Kể từ khi lên nắm quyền từ tháng 10/2015, đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đã và đang làm suy yếu hệ thống “kiểm soát và cân bằng” ở Ba Lan.
Sau 2 năm vướng vào xung đột với Vacsava, giới lãnh đạo Brussels dường như đã hết kiên nhẫn. Tháng 12/2017, EU đã chính thức khởi động thủ tục quy định tại Điều 7 của Hiệp ước thành lập EU do nền pháp quyền tại Ba Lan bị đe dọa. Các giá trị cốt lõi của EU đã bị đe dọa và xâm phạm nghiêm trọng. Ba Lan có thời hạn 3 tháng để giải trình đối với cáo buộc này. Nếu không, Vacsava có thể sẽ bị tước quyền bỏ phiếu trong EU. Tuy nhiên, đây không phải là nguy cơ duy nhất. Thái độ và cách thức giải quyết cuộc xung đột với Ba Lan của ban lãnh đạo EU sẽ tạo ra tiền lệ mà ảnh hưởng của nó thậm chí còn vượt ra cả ngoài biên giới của EU.Sự quan ngại của EU đối với Ba Lan là có cơ sở. PiS cầm quyền đã nhanh chóng tiến hành cải cách Tòa án Hiến pháp cũng như thay thế vị trí người đứng đầu các hãng phát thanh và truyền hình quốc gia. Gần đây, Chính phủ của PiS đã nhắm tới việc cải tổ đội ngũ thẩm phán ở Ba Lan. Hai luật mới về cải cách tư pháp được thông qua hồi tháng 12/2017 đã gia tăng sự chi phối của PiS đối với Hội đồng Tư pháp quốc gia, chịu trách nhiệm đối với việc bổ nhiệm các thẩm phán và Tòa án Tối cao, có thẩm quyền quyết định tính hợp pháp của các cuộc bầu cử. Trong khi đó, với chính sách phúc lợi xã hội rộng rãi, PiS luôn dẫn đầu một cách cách biệt so với các đảng đối lập về tỉ lệ tín nhiệm của người dân trong các cuộc thăm dò dư luận. Điều này giúp PiS tránh được sự chỉ trích ở trong nước cũng như của quốc tế liên quan đến chương trình cải cách tư pháp do đảng này khởi xướng ở Ba Lan.Kể từ khi được bổ nhiệm hồi tháng 12/2017, tân Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, người từng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng lớn thứ 3 của Ba Lan là WBK, đã tìm cách "hạ nhiệt" căng thẳng giữa Vacsava và Brussels. Gần đây, ông Morawiecki đã sa thải một số bộ trưởng có quan điểm cứng rắn khiến uy tín của Ba Lan trong EU và đối với quốc tế bị tổn hại. Ông Morawiecki cũng đã có buổi gặp và thảo luận với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker.Nếu EU không hài lòng với giải trình từ phía Ba Lan thì các nước thành viên Liên minh sẽ bỏ phiếu về vấn đề này. Nếu được 3/4 số nước thành viên nhất trí, EU sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu tiếp theo về biện pháp trừng phạt đối với Ba Lan, nhiều khả năng sẽ là chấm dứt quyền bỏ phiếu của Vacsava. Tuy nhiên, khả năng này ít trở thành hiện thực bởi cần có sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên EU. Chính phủ của PiS có thể dựa vào “đồng minh” là Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong việc ngăn cản động thái này từ phía EU.Nhìn chung, đa số người dân Ba Lan ủng hộ EU. Tuy nhiên, một bộ phận người dân, được sự khuyến khích của đảng cầm quyền PiS, lại có quan điểm phản đối EU, cáo buộc Liên minh này tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ Ba Lan. Điều này khiến giới lãnh đạo tại Brussels lo ngại. Trách nhiệm hiện nay thuộc về các nước thành viên EU. Pháp và Anh đã cho thấy 2 nước này sẽ ủng hộ bất cứ quyết định nào của EU liên quan đến cuộc xung đột với Ba Lan.Tuy nhiên, các nước thành viên khác lại đang do dự trong việc lên án Ba Lan. Bulgaria, nước đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên EU, hy vọng có thể tránh được bất cứ cuộc bỏ phiếu nào liên quan đến cuộc xung đột với Ba Lan cho đến cuối nhiệm kỳ của mình vào giữa năm 2018. Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov khẳng định một cuộc bỏ phiếu về việc trừng phạt Ba Lan sẽ khiến EU “mất ngủ”. Việc đảng cầm quyền PiS ở Ba Lan từ chối nhượng bộ liên quan đến các chương trình cải cách tư pháp và việc EU phải tập trung vào giải quyết vấn đề Brexit (Anh rời khỏi EU) khiến cuộc xung đột giữa Brussels và Vacsava có nguy cơ kéo dài. Nếu EU thất bại trong việc bảo vệ nền dân chủ ở các nước thành viên, uy tín của Liên minh sẽ bị tổn hại. Các chính quyền ở Minsk (Belarus), Moskva (Nga), Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ hưởng lợi từ thực trạng này.- Từ khóa :
- ba lan
- eu
- liên minh châu âu
- cải cách tư pháp ba lan
- brexit
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ba Lan và Hungary - "phép thử" chưa từng có tiền lệ đối với EU
07:24' - 11/01/2018
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki và Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố họ sẽ không thay đổi quan điểm liên quan đến những bất đồng với Brussels (Bỉ) về vấn đề di cư và tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Ba Lan, Hungary và CH Séc phản ứng về nhập cư khi bị kiện lên Tòa án châu Âu
15:25' - 05/01/2018
Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức nộp đơn kiện Ba Lan, Hungary và CH Séc tại Tòa án châu Âu do 3 nước này không tiếp nhận người nhập cư theo hạn ngạch mà Liên minh châu Âu (EU) phân bổ.
-
Kinh tế Thế giới
Polexit: Ba Lan liệu có “theo gót” Anh?
05:30' - 26/12/2017
Nhật báo SundayExpress (Anh) mới đây đã đăng bài viết của về khả năng Ba Lan rời Liên minh châu Âu (Polexit) do những bất đồng kéo dài liên quan đến cuộc khủng hoảng người di cư.
-
Kinh tế Thế giới
EU khởi kiện Ba Lan về chương trình cải cách tư pháp
22:05' - 20/12/2017
Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã bắt đầu tiến hành các thủ tục pháp lý chưa từng có tiền lệ để khởi kiện Ba Lan liên quan tới chương trình cải cách tư pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12' - 01/07/2025
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24' - 01/07/2025
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16' - 01/07/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15' - 01/07/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15' - 01/07/2025
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.