Những nguy cơ từ tranh chấp thương mại đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới do Conference Board công bố ngày 11/6, Tổ chức tư vấn kinh tế danh tiếng có trụ sở tại New York này đã hạ dự đoán tăng trưởng toàn cầu trong năm 2018 xuống còn 3,2% so với mức 3,3% được dự đoán hồi tháng 2.
Theo phóng viên TTXVN tham dự buổi họp báo công bố báo cáo nêu trên, phát biểu tại cuộc họp báo, nhà kinh tế trưởng của Conference Board ông Bart van Ark cho biết hiện tại lòng tin của giới tiêu dùng và kinh doanh vẫn mạnh mẽ, do đó nếu các đòn thuế quan hay hạn ngạch thương mại mang tính ăn miếng trả miếng có leo thang thì điều đó cũng không thể đảo ngược đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong tương lai ngắn hạn.
Tuy nhiên, sự bấp bênh có thể khiến tăng trưởng của thế giới chậm lại nếu như các công ty ngừng đầu tư hay tuyển dụng lao động. Do đó, những rủi ro từ chính sách có thể làm gia tăng nguy cơ suy thoái trong tương lai dài hạn.
Theo Conference Board, đà tăng trưởng của các nền kinh tế được cải thiện trong năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ gần như tương tự trong năm 2018. Nhóm nền kinh tế này được dự đoán đạt mức tăng trưởng trung bình 2,4% trong năm 2018 (không đổi so với năm 2017) và 1,9% trong giai đoạn 2018-2022.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng 3% trong năm nay, tăng so với mức 2,4% hồi năm ngoái, nhờ sự hỗ trợ của những biện pháp chính sách như giảm thuế và kích thích chi tiêu. Những căng thẳng trong quan hệ thương mại với các nước khác có thể không ảnh hưởng ngay lập tức đến nền kinh tế Mỹ, do nền kinh tế nội địa nắm vai trò chi phối ở nước này.
Tuy nhiên, những bất ổn xung quanh kết quả của các cuộc đàm phán thương mại vẫn có thể khiến các công ty trì hoãn những quyết định đầu tư.
Các điều kiện thị trường lao động bị thắt chặt - và khả năng lương tăng nhanh hơn - là nguyên nhân lý giải tại sao những xu hướng lạm phát và cách thức Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED) đối phó với lạm phát, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các điều kiện kinh tế trong năm nay và năm tới.
Đối với khu vực đồng euro, Conference Board dự đoán tốc độ tăng trưởng chậm lại còn 2% trong năm 2018, giảm so với mức 2,5% của năm ngoái. Trong khi đó, Anh được dự đoán chỉ tăng trưởng 0,9% trong năm 2018, giảm so với mức 1,8% năm ngoái. Nhật Bản có khả năng tăng trưởng 1%, cũng giảm so với mức 1,7% của năm 2017.
Các nền kinh tế mới nổi được dự đoán đạt mức tăng trưởng trung bình 3,9% so với năm 2018, giảm nhẹ so với năm 2017. Trung Quốc tăng trưởng 4%, thấp hơn mức 4,2% trong năm 2017, trong khi Ấn Độ cải thiện được tốc độ tăng trưởng, từ mức 6,3% của năm ngoái lên 6,8% trong năm nay.
Tuy nhiên, giá dầu tăng và đồng USD mạnh hơn sẽ thách thức triển vọng lạm phát của Ấn Độ và khiến nước này phải tiếp tục chính sách thắt chặt tài chính.
Xét tổng thể, Conference Board cho rằng sở dĩ đà tăng trưởng toàn cầu chậm lại đôi chút chủ yếu là do các nhân tố gồm: chu kỳ kinh doanh chín muồi tại khu vực đồng euro, triển vọng tăng trưởng yếu đi đôi chút tại các thị trường mới nổi do đồng USD tăng giá và lãi suất của Mỹ tăng, cũng như những điều kiện kinh tế khó khăn hơn tại Brazil, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Những căng thẳng thương mại chỉ gây tác động có hạn lên lòng tin của người tiêu dùng và giới công ty.
Song nếu các cuộc đàm phán thương mại hiện nay tuột khỏi tầm kiểm soát và gây ra sự leo thang các quyết định thuế quan và hạn ngạch, không sớm thì muộn nền kinh tế thế giới sẽ suy thoái. Mặt khác, các mức thuế quan, và nhất là hạn ngạch sẽ là những yếu tố gây gián đoạn nghiêm trọng những dây chuyền cung ứng toàn cầu.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề cuộc họp báo, nhà kinh tế trưởng Bart van Ark cho biết trong bối cảnh những căng thẳng thương mại đang là mối nguy cơ lớn đối với môi trường tăng trưởng toàn cầu, các nền kinh tế như Việt Nam nên kiên định với xu hướng mở cửa, tham gia tiến trình toàn cầu hóa thông qua những thỏa thuận thương mại như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Ngoài ra, Việt Nam cũng nên đa dạng hóa quan hệ thương mại với nhiều đối tác khác nhau để giảm thiểu những tác động bất lợi từ tranh chấp thương mại giữa các bạn hàng chủ chốt của Việt Nam như Mỹ với Trung Quốc hay Mỹ với Liên minh châu Âu (EU)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
12:05' - 06/06/2018
WB giữ nguyên dự báo đưa ra hồi tháng 1/2018 rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay và tăng 3% vào năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga V.Putin cảnh báo nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu
21:21' - 25/05/2018
Thế giới có thể lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy do chính sách thương mại đối đầu và chủ nghĩa bảo hộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Hiệp định Paris đem lại lợi ích lớn cho kinh tế toàn cầu
18:48' - 24/05/2018
Các nhà nghiên cứu ngày 24/5 cảnh báo nếu không giữ được mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2 độ C thì nền kinh tế thế giới có thể thiệt hại hàng chục nghìn tỷ USD trong 80 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo chính sách bảo hộ thương mại đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu
14:09' - 11/04/2018
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đã cảnh báo chính phủ các nước cần ngăn chặn các chính sách bảo hộ thương mại làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00' - 03/04/2025
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12' - 03/04/2025
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58' - 03/04/2025
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53' - 03/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52' - 03/04/2025
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.