Phòng Thương mại EU quan ngại về kế hoạch “Made in China 2025”
Phòng Thương mại của Liên minh châu Âu (EUCC) tại Trung Quốc ngày 7/3 nhận định kế hoạch thúc đẩy hoạt động chế tạo trong nước của Trung Quốc đến năm 2025 có nhiều vấn đề và có thể gây ra tình trạng phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo EUCC, kế hoạch “Made in China 2025” của Bắc Kinh kêu gọi tăng mạnh các sản phẩm được sản xuất trong nước thuộc 10 lĩnh vực – từ robot đến thuốc sinh học – được Chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp khi tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Tuy nhiên, các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài ngày càng lớn tiếng chỉ trích những cải cách thị trường của Trung Quốc và lo ngại rằng kế hoạch trên sẽ buộc họ phải từ bỏ công nghệ then chốt thì mới được tiếp cận thị trường hoặc phải "phớt lờ" chúng hoàn toàn.
Theo EUCC tại Trung Quốc, kế hoạch “Made in China 2025” không khác gì một kế hoạch thay thế cho nhập khẩu quy mô lớn nhằm mục đích quốc hữu hóa các ngành công nghiệp chủ chốt hoặc cắt giảm mạnh vị thế của doanh nghiệp nước ngoài.
Theo cơ quan này, các chính sách của Trung Quốc, bao gồm hàng trăm tỷ euro tiền trợ cấp, đã gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của châu Âu.
Một thí dụ có thể kể ra là trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô/xe máy sử dụng năng lượng mới, các doanh nghiệp châu Âu đang phải đối mặt với sức ép lớn phải chuyển giao công nghệ tiên tiến để đổi lại việc tiếp cận thị trường trong ngắn hạn. Còn trong ngành công nghệ thông tin, các doanh nghiệp của “lục địa già” đang chứng kiến việc tiếp cận thị trường Trung Quốc ngày càng bị siết chặt hơn.
Trong khi đó, Bắc Kinh lâu nay vẫn hối thúc các doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập các thị trường nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và các công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực có giá trị cao từ ngành hàng không vũ trụ đến nông nghiệp, robot...
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Lần đầu tiên trong 8 tháng, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng
20:13' - 07/03/2017
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương), trong tháng 2/2017, dự trữ ngoại hối của nước này bất ngờ tăng lần đầu tiên trong 8 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Trung Quốc được khuyến khích huy động vốn nước ngoài
11:07' - 07/03/2017
Các công ty Trung Quốc đang chuyển hướng sang huy động vốn từ thị trường trái phiếu quốc tế nhiều hơn, vào thời điểm Bắc Kinh đang nỗ lực kiểm soát dòng vốn thoái lui khỏi nước này.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc trở thành đầu tàu trên thị trường M&A toàn cầu
06:55' - 07/03/2017
Theo Deloitte, Trung Quốc đang tài trợ rất tích cực cho các hợp đồng M&A trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết tiếp tục giảm công suất thép và than
16:01' - 06/03/2017
Theo báo cáo công tác chính phủ do Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố, Trung Quốc cam kết sẽ giảm công suất thép 50 triệu tấn và công suất than ít nhất 150 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Lý Khắc Cường cảnh báo khó khăn của kinh tế Trung Quốc
15:52' - 06/03/2017
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 5/3 cảnh báo nước này đang phải đối mặt với tình hình ngày càng "nghiêm trọng và phức tạp” ở cả trong nước và quốc tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc tiếp tục giữ đồng NDT ổn định trong hệ thống tiền tệ toàn cầu
15:12' - 06/03/2017
Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách cơ chế tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ (NDT) theo định hướng thị trường và duy trì vị thế ổn định của đồng tiền này trong hệ thống tiền tệ toàn cầu năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.