Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ liệu có làm thay đổi cục diện chính trị toàn cầu? (Phần 2)
Liên quan đến lĩnh vực chính trị, các bộ trưởng quốc phòng và an ninh quốc gia của Trung Quốc sẽ có các chuyến thăm Ấn Độ trong năm 2018. Các quan chức đại diện đặc biệt sẽ tiếp tục thảo luận về những vấn đề tranh chấp biên giới đất liền giữa hai nước có thể xảy ra.
Hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã nhất trí hợp tác trong một dự án chung tại Afghanistan. Trung Quốc và Pakistan, quốc gia láng giềng ở phía Tây của Ấn Độ, đã bắt tay trong hoạt động xây dựng một dự án kết nối ở Afghanistan.
Giờ đây, Thủ tướng Modi đã lên tiếng ủng hộ cho các dự án kết nối hạ tầng giữa các quốc gia nói chung, song vẫn lạnh nhạt với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mà Bắc Kinh khởi xướng. Tại hội nghị thượng đỉnh SCO diễn ra vào ngày 10/6, New Delhi đã không tham gia cùng các thành viên khác trong việc ủng hộ BRI trong Tuyên bố Thanh Đảo.Ấn Độ phản đối BRI vì hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, New Delhi hoài nghi về khả năng các dự án BRI được lên kế hoạch và thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch và khả năng tài chính của cả Trung Quốc và các nước đối tác.Thứ hai, Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), một dự án trong khuôn khổ BRI, chạy qua một khu vực do Islamabad kiểm soát mà Ấn Độ coi là lãnh thổ có chủ quyền của nước này.
Cùng với việc Pakistan cũng trở thành một thành viên của SCO trong cùng một ngày như Ấn Độ, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để SCO có thể dung hòa quan hệ căng thẳng giữa hai nước láng giềng này?Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 10/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thừa nhận tồn tại “các vấn đề và xung đột chưa được giải quyết trong lịch sử và hiện tại" giữa Ấn Độ và Pakistan, song SCO “cung cấp cho hai nước một nền tảng tốt hơn và các cơ hội để xây dựng mối quan hệ”.Trên hết, Ấn Độ và Pakistan “gánh vác trách nhiệm thực hiện” Hiệp ước nội bộ của SCO về các mối quan hệ láng giềng, tình hữu nghị và hợp tác, theo ông Vương Nghị.
Mặt khác, các nhà bình luận Trung Quốc đang tìm kiếm triển vọng Ấn Độ có thể tham gia vào cuộc diễn tập quân sự sắp tới của SCO mang tên Sứ mệnh Hòa bình 2018. Có thể nói, sự quan tâm và thái độ của Ấn Độ và Pakistan đối với các vấn đề chống khủng bố, lần đầu tiên trong khuôn khổ của SCO, là chủ đề được theo dõi đặc biệt của giới quan sát.Nhìn chung, quan hệ Trung-Ấn sẽ đóng vai trò định hình SCO nhiều hơn là sự tương tác Ấn Độ-Pakistan, bởi Bắc Kinh - quốc gia đồng sáng lập SCO, có những ảnh hưởng nhất định đối với Islamabad trên sân khấu quốc tế.Mẫu số chung trong hợp tác Trung-Ấn có thể thấy, đó là quan điểm tương đồng giữa hai nước trong việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách đáp trả Washington trong cuộc chiến thuế quan mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump châm ngòi.
Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ địa chính trị có thể vượt qua sự đồng thuận kinh tế Trung-Ấn nếu Trung Quốc tiếp tục trân trọng mối quan hệ của mình với Pakistan theo cùng cách thức mà Mỹ đã ưu ái Israel.
Tác giả bài viết nhấn mạnh hai khía cạnh đáng chú ý của địa chính trị Trung Quốc-Ấn Độ. Thứ nhất, các nguồn tin ngoại giao Trung Quốc đã tiết lộ rằng Nga, chứ không phải Trung Quốc, đã đề nghị đưa Ấn Độ vào SCO.Sau đó, Bắc Kinh chấp thuận đề xuất này bất chấp mối quan hệ nhạy cảm với New Delhi, chủ yếu là do quan hệ nồng ấm Trung-Nga và những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm tạo dựng các mối quan hệ quốc tế mới.
Thứ hai, có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là khi Thủ tướng Modi tham gia hội nghị thượng đỉnh SCO ở Trung Quốc ngày 10/6, hải quân Ấn Độ đã tham gia cuộc tập trận thường niên Malabar cùng hải quân Mỹ và Nhật Bản ngoài khơi đảo Guam từ ngày 7-17/6.Đối với Trung Quốc, các yếu tố phức tạp mà nước này phải đối mặt hiện nay bao gồm xung đột kinh tế-chính trị trong quan hệ Mỹ-Trung cũng như sự lựa chọn mang tính biểu tượng về địa điểm của cuộc tập trận Malabar (tại vành đai Ấn Độ-Thái Bình Dương).Do đó, quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ bên trong và bên ngoài SCO có thể là một biến số chính trên bàn cờ địa chính trị toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ có thể thất bại trong cuộc khẩu chiến với Mỹ tại WTO về trợ cấp xuất khẩu
10:57' - 20/07/2018
Ấn Độ có thể thất bại trong cuộc chiến thương mại với Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề trợ cấp xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và Ấn Độ
06:30' - 11/07/2018
Tạp chí The Diplomat số ra gần đây đăng bài viết với nhận định rằng cả Nhật Bản và Ấn Độ có thể được hỗ trợ nhiều hơn cho quan hệ hiện tại thay vì theo đuổi một liên minh.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ, Hàn Quốc ký các thỏa thuận về thương mại và mậu dịch
08:14' - 10/07/2018
Theo hãng ANI News, Bộ trưởng Công Thương Ấn Độ Suresh Prabhu và Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Kim Hyun Chong ngày 9/7 đã ký các thỏa thuận về thương mại và mậu dịch.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu hải sản của Ấn Độ lần đầu tiên vượt ngưỡng 7 tỷ USD
15:43' - 03/07/2018
Cơ quan Phát triển xuất khẩu hải sản (MPEDA) của Ấn Độ ngày 2/7 cho biết lần đầu tiên, xuất khẩu hải sản của nước này đạt gần 1,38 triệu tấn, với giá trị là 7,08 tỷ USD trong tài khóa 2017-2018.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ hoãn đối thoại "2+2" với Ấn Độ
07:40' - 28/06/2018
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn nguồn trang Hindustan Times ngày 27/6 cho biết Mỹ đã quyết định hoãn cuộc đối thoại "2+2" với Ấn Độ bởi những lý do "không thể tránh khỏi".
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ, Trung Quốc muốn thành lập khối các nước nhập khẩu dầu mỏ
17:01' - 14/06/2018
Ấn Độ và Trung Quốc đang nỗ lực đàm phán để thành lập một khối hợp tác nhằm gây sức ép với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về vấn đề giá dầu thô.
-
Kinh tế Thế giới
Vai trò của đặc khu kinh tế trong chính sách “Make in India” của Ấn Độ (Phần 2)
06:30' - 14/06/2018
Chính phủ Ấn Độ đang bàn thảo cơ chế để “tân trang” các đặc khu kinh tế sao cho phù hợp với bối cảnh đồng thời thúc đẩy sản xuất trong nước cũng như đầu tư vào ngành chế tạo nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Vai trò của đặc khu kinh tế trong chính sách “Make in India” của Ấn Độ (Phần 1)
05:30' - 14/06/2018
Sáng kiến ''Make in India'' (tạm dịch: Hãy đến sản xuất tại Ấn Độ) đặt mục tiêu biến Ấn Độ trở thành một quốc gia thuận lợi cho kinh doanh và cạnh tranh với Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.