Tác động kinh tế đến Cuba nếu Mỹ thay đổi chính sách (Phần 2)
Kể từ năm 2014, trạng thái vận động của nền kinh tế Cuba được quyết định bởi những yếu tố khác, hiện đang diễn biến bất lợi do ba nguyên nhân: những biện pháp trừng phạt của Mỹ, mà đại đa phần vẫn còn hiệu lực; viện trợ sụt giảm từ đồng minh chiến lược Venezuela và nỗ lực trả nợ của La Habana để tái nhập thị trường vốn quốc tế.
Bất chấp những thay đổi trong quan hệ Cuba – Mỹ từ năm 2014, xuất khẩu hàng hóa của Cuba và khả năng thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp của đảo quốc vẫn tiếp tục bị bóp nghẹt bởi các biện pháp trừng phạt trong khuôn khổ bao vây cấm vận của Mỹ, mà đa phần đã bị luật hóa.
Biên độ nới lỏng các cấm chế này thông qua sắc lệnh hành pháp là khá hạn hẹp, với một số ngoại lệ ít ỏi, như trường hợp hoạt động xuất khẩu nông sản từ Mỹ sang Cuba. Những đề xuất theo hướng xóa bỏ hoàn toàn và đồng thời cấm vận vẫn chưa thể nhận được sự ủng hộ đa số tại Nghị viện Mỹ.
Bên cạnh việc hạn chế trực tiếp quan hệ kinh tế song phương, hệ thống các biện pháp trừng phạt này vẫn duy trì sức mạnh răn đe đáng kể với bất kỳ đối tác nào muốn phát triển quan hệ thương mại hay đầu tư với Cuba.
Mặt khác, những khó khăn kinh tế của Venezuela đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Cuba trong hai năm qua. Trong năm 2014, khoảng một nửa các khoản thu từ xuất khẩu của Cuba là từ việc trao đổi dịch vụ chuyên môn (chủ yếu là y tế) lấy dầu khí của Venezuela, nhưng hoạt động này đã giảm dần đều, đồng thời và tỷ lệ nghịch với mức tăng trưởng du lịch.Mặc dù Cuba đã bắt đầu nhập khẩu dầu thô từ các nhà cung cấp khác, thì việc sụt giảm nguồn thu và tác động kinh tế tiêu cực từ đà đi xuống của hoạt động trao đổi chiến lược này vẫn lớn hơn tương đối so với những bù đắp từ sự bùng nổ du lịch và kiều hối.
Nguyên nhân thứ ba của mức độ tăng trưởng yếu ớt trong hai năm qua là quyết tâm của chính La Habana quay trở lại thị trường tài chính quốc tế qua việc giải quyết những tranh cãi dai dẳng trong nhiều năm với các chủ nợ.Việc đàm phán thành công thỏa thuận hoán đổi nợ với Câu lạc bộ Paris vào cuối năm 2015 đã mang tới các thỏa thuận song phương giữa Cuba với từng nước thành viên trong nhóm chủ nợ này trong năm 2016.
Những tuyên bố của các quan chức Nhà nước Cuba cũng hé lộ rằng La Habana đã phải trả cái giá không hề nhỏ cho việc khôi phục uy tín tài chính quốc tế.
Chính vì thế, nếu chính quyền Trump quyết định khôi phục như cũ các quy định hạn chế công dân Mỹ thăm Cuba và nói chung là trở lại con đường thù địch trước đây, chắc chắn nền kinh tế đảo quốc này sẽ gánh chịu hậu quả, nhưng tác động tầm vĩ mô sẽ không mang tính thảm họa như nhiều người lo ngại.Việc thắt chặt trở lại các quy định về đi lại sẽ tác động mạnh tới những thành phần từng hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình bùng nổ du lịch vừa qua – những nhà hàng tư nhân, các chủ nhà trọ cho khách nước ngoài và dịch vụ taxi tại La Habana – hơn nhiều so với nhà nước Cuba.
Ngoài ra, việc La Habana đã “thích nghi” được với nguồn cung dầu khí ưu đãi giảm dần từ Venezuela và dần giải quyết được các khoản nợ với Câu lạc bộ Paris, giúp cho nền kinh tế Cuba ít nhạy cảm với tiến trình cải thiện quan hệ với Mỹ hơn so với cách đây 1 năm.
Tuy nhiên, vẫn có một mối lo ngại có thể cảm nhận được trong chính phủ Cuba và cộng đồng doanh nghiệp tư nhân mới của nước này về những rủi ro mà chính quyền Mỹ mang lại, đặc biệt khi xét tới quan điểm ủng hộ trừng phạt của một số quan chức cấp cao mới nhậm chức.La habana đã nhiều lần nhấn mạnh sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán trên cơ sở “tôn trọng lẫn nhau”, nhưng những tín hiệu đầu tiên từ Nhà Trắng cho thấy rất có thể các cuộc đối thoại song phương sẽ bế tắc trong thời gian tới.
Để tự vệ trước những tác động kinh tế tiêu cực có thể có, Bộ Ngoại giao Cuba sẽ tăng cường hoạt động vốn đã rất năng động của mình trong thời gian qua trong việc tìm kiếm các đối tác kinh tế mới.Sau khi hoàn thành các thỏa thuận, cả đa phương lẫn song phương, với Câu lạc bộ Paris, La Habana cũng vừa ký kết thỏa thuận khung về hợp tác với Liên minh châu Âu và tiến gần tới việc gia nhập Ngân hàng phát triển Mỹ Latinh (CAF), cũng như liên tục củng cố quan hệ với Nga, Trung Quốc và các đối tác khác trên tất cả các châu lục.
Về đối nội, những cải cách kinh tế của Cuba đang hướng tới việc mở cửa kinh tế cho thương mại và đầu tư nước ngoài và bất kỳ nỗ lực nào của Washington nhằm cô lập La Habana – thật nghịch lý – trong bối cảnh này lại có thể đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của Cuba.Những “cái giá” ngắn hạn mà hiện tại Cuba đang phải trả cho những nỗ lực tái hội nhập của mình sẽ được đền bù bởi những nguồn lợi dài hạn mà các mối liên kết kinh tế rộng rãi hơn với thế giới mang lại.
Quay lại: Tác động kinh tế đến Cuba nếu Mỹ thay đổi chính sách (Phần 1)
Xem thêm:
>> Hàng không Phần Lan được cấp phép khai thác thị trường Cuba
>> Nhật Bản tài trợ các dự án phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng tại Cuba
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ngày càng thu hút các hãng du lịch tàu biển Mỹ
10:42' - 24/03/2017
Hiện tại nhu cầu du lịch tàu biển tới Cuba rất lớn và những hành trình mới cũng đã sẵn sàng cho khách du lịch đặt chỗ.
-
Đời sống
Cuba gánh chịu hạn hán nghiêm trọng
14:21' - 17/03/2017
Hạn hán đã ảnh hưởng tới 71% lãnh thổ Cuba và tình trạng này đòi hỏi các giải pháp đối phó ngắn hạn.
-
Kinh tế tổng hợp
Hợp tác chuyên môn, đưa các bác sỹ Cuba sang làm việc tại Việt Nam
18:30' - 16/03/2017
Chiều 16/3, Lễ ký kết hợp đồng hợp tác chuyên môn giữa Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc và Công ty SMC (Bộ Y tế Cuba) đã diễn ra tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.