Tác động dài hạn của thỏa thuận hạt nhân Iran
Sau khi Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận Iran đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết để thực hiện các thỏa thuận toàn diện hạt nhân của mình, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngay lập tức công bố việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran.
Ngoài các tài sản trị giá khoảng 100 tỷ USD ở nước ngoài được dỡ bỏ “đóng băng”, các lĩnh vực tài chính, thương mại của Iran cũng có thể trở lại thị trường quốc tế.
Một trong những động thái đầu tiên của Tehran sau khi các lệnh trừng phát được dỡ bỏ là việc Iran đặt mua 118 máy bay Airbus của châu Âu trị giá 25 tỷ USD, nhằm giải quyết tình trạng máy bay dân dụng đã quá cũ kỹ của nước này do các lệnh trừng phạt gây ra.
Các quan chức trong ngành hàng không của Iran và phương Tây ước tính rằng Iran, với 80 triệu dân, sẽ cần ít nhất 500 máy bay trong vòng 10 năm tới để thay thế các máy bay đã cũ và đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại bằng đường không của người dân. Trong khi đó, các công ty phương Tây đang sẵn sàng khai thác thị trường hơn 80 triệu dân này.
Trong bối cảnh thương mại quốc tế và cơ chế kinh tế thị trường tự do tồn tại nhiều khiếm khuyết, thỏa thuận hạt nhân Iran lần này rõ ràng là một biện pháp hiệu quả để giảm đói nghèo và lạc hậu.
Trong 1/4 thế kỷ qua, đã có 1 tỷ người trên thế giới thoát khỏi nghèo đói, điều này phần lớn là nhờ vào thương mại tự do. Nhiều nơi trên thế giới sở dĩ vẫn chưa thể phát triển hiệu quả chủ yếu là do các nguyên nhân nội chiến, năng lực xuất khẩu hạn chế hoặc chính sách bế quan tỏa cảng hay chịu cấm vận mà phải tách khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu.
Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran đã đưa 80 triệu người trở lại hệ thống thương mại toàn cầu, điều này một mặt sẽ cải thiện mức sống của người dân Iran, mặt khác cũng tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp nước ngoài, nó có thể ví như một mũi tên trúng hai đích.
Sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua, giá dầu trên thị trường quốc tế đã có phản ứng ngay lập tức, xuống dưới mức 28 USD/thùng, bởi vì thị trường dự kiến trong tương lai Iran sẽ xuất khẩu 500.000 thùng dầu mỗi ngày.
Tại thời điểm hiện tại khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc, triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa, đánh giá tác động thực sự của đà suy giảm giá dầu cần có thời gian./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Iran miễn thuế 100% cho hàng hóa xuất khẩu
09:39' - 04/02/2016
Các nguyên liệu thô vẫn chịu mức thuế xuất khẩu tới 20%, song các dịch vụ và hàng hóa xuất khẩu còn lại được miễn thuế 100%.
-
Chuyển động DN
British Airways sẽ mở các chuyến bay thẳng đến Iran tháng 7 tới
09:23' - 04/02/2016
British Airways sẽ khởi động các tuyến bay tới Iran với tần suất 6 chuyến/tuần.
-
Ngân hàng
Iran đã tiếp cận được các tài khoản ngân hàng bị đóng băng ở nước ngoài
09:26' - 02/02/2016
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran Valiollah Seif cho biết có 9 ngân hàng của Iran được kết nối trở lại với hệ thống SWIFT vào sáng ngày 1/2.
-
Kinh tế Thế giới
Thảm thủ công của Iran sắp quay lại thị trường Mỹ
11:11' - 01/02/2016
Giám đốc Trung tâm sản xuất thảm quốc gia Iran Hamid Kargar khẳng định nước này sẽ tiếp tục xuất khẩu các loại thảm thủ công sang Mỹ trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
"Lục địa già" chào đón Iran như thế nào?
06:30' - 31/01/2016
Lần đầu tiên trong hơn 10 năm có một nhà lãnh đạo từ thế giới Hồi giáo đến thăm một thủ đô châu Âu để ký những hợp đồng kinh tế trị giá nhiều tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.