Toàn văn Hiệp định Đối tác tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
KHẲNG ĐỊNH LẠI các vấn đề đã được thể hiện trong lời mở đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Auckland ngày 4 tháng 2 năm 2016 (sau đây gọi là “Hiệp định TPP”);
HIỆN THỰC HÓA nhanh chóng các lợi ích của Hiệp định TPP thông qua Hiệp định này và tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược của các lợi ích đó;
ĐÓNG GÓP nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế; THÚC ĐẨY hơn nữa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực giữa các Bên; TĂNG CƯỜNG cơ hội thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực;KHẲNG ĐỊNH LẠI tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bản sắc và sự đa dạng văn hóa, bảo vệ và bảo tồn môi trường, bình đẳng giới, quyền lợi của người bản địa, quyền lao động, thương mại, phát triển bền vững, tri thức truyền thống, cũng như tầm quan trọng của việc bảo lưu quyền quản lý của mình vì các lợi ích công cộng;
HOAN NGHÊNH các quốc gia hoặc các lãnh thổ hải quan riêng biệt tham gia Hiệp định này;
ĐÃ NHẤT TRÍ như sau:
Điều 1: Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
1. Các Bên theo đây nhất trí rằng, theo các điều khoản của Hiệp định này, các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tại Aukland ngày 04 tháng 02 năm 2016 (“Hiệp định TPP”) được tích hợp, bằng cách tham chiếu, vào thành một phần của Hiệp định này với những sửa đổi phù hợp, ngoại trừ Điều 30.4 (Gia nhập), Điều 30.5 (Hiệu lực), Điều 30.6 (Rút khỏi) và Điều 30.8 (Lời văn xác thực).[1] 2. Vì mục đích của Hiệp định này, các dẫn chiếu tới ngày ký trong Hiệp định TPP được hiểu là ngày ký Hiệp định này. 3. Trong trường hợp có bất kỳ sự khác biệt nào giữa Hiệp định này với Hiệp định TPP thì khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Hiệp định này sẽ được ưu tiên áp dụng ở mức độ khác biệt đó. Điều 2: Tạm đình chỉ thực hiện một số điều khoản Tại thời điểm Hiệp định này có hiệu lực, các Bên sẽ tạm đình chỉ thực hiện các điều khoản quy định tại Phụ lục của Hiệp định, cho đến khi các Bên đồng ý kết thúc việc tạm đình chỉ thực hiện một hay nhiều hơn các điều khoản đó[2]. Điều 3: Hiệu lực 1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ít nhất sáu nước ký kết hoặc ít nhất 50 phần trăm số nước ký kết của Hiệp định, tùy trường hợp nào cho giá trị nhỏ hơn, thông báo cho Cơ quan lưu chiểu bằng văn bản rằng họ đã hoàn thành các thủ tục pháp lý hiện hành của mình. 2. Đối với bất kỳ nước ký kết nào của Hiệp định này mà với nước đó Hiệp định chưa có hiệu lực theo khoản 1, Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nước ký kết đó thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu rằng họ đã hoàn thành các thủ tục pháp lý hiện hành của mình. Điều 4: Rút khỏi Hiệp định 1. Bất kỳ Bên nào đều có thể rút khỏi Hiệp định này bằng cách gửi thông báo bằng văn bản tới Cơ quan lưu chiểu. Bên rút khỏi Hiệp định sẽ đồng thời thông báo cho các Bên khác về việc rút khỏi Hiệp định thông qua các đầu mối chung được chỉ định tại Điều 27.5 (Đầu mối liên lạc) của Hiệp định TPP. 2. Việc rút khỏi Hiệp định sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ khi một Bên gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan lưu chiểu theo khoản 1, trừ khi các Bên đồng ý về một khoảng thời gian khác. Nếu một Bên rút khỏi Hiệp định, Hiệp định này vẫn có hiệu lực với các Bên còn lại. Điều 5: Gia nhậpKể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, bất kỳ một quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt nào đều có thể gia nhập vào Hiệp định này, theo các điều khoản và điều kiện được thống nhất giữa các Bên của Hiệp định với quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt đó.
Điều 6: Rà soát Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Bên cạnh Điều 27.2 của Hiệp định TPP (Các chức năng của Ủy ban), nếu việc có hiệu lực của Hiệp định TPP sắp xảy ra hoặc nếu Hiệp định TPP có xu hướng không thể có hiệu lực, các Bên, theo yêu cầu của một Bên, sẽ rà soát việc vận hành của Hiệp định này nhằm xem xét bất kỳ sự sửa đổi nào đối với Hiệp định này và các vấn đề có liên quan. Điều7: Các lời văn xác thực Các lời văn bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp của Hiệp định này có giá trị xác thực như nhau. Trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự không thống nhất nào giữa các lời văn này, lời văn tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng. Để làm chứng những người ký tên dưới đây, được ủy quyền chính thức bởi Chính phủ tương ứng của mình, đã ký Hiệp định này. PHỤ LỤC[3] 1. Chương 5 (Quản lý Hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại) Điều 5.7 (Hàng chuyển phát nhanh) – khoản 1 – điểm (f): câu thứ hai 2. Chương 9 (Đầu tư) (a) Điều 9.1 (Định nghĩa) (i) định nghĩa thỏa thuận đầu tư bao gồm cả các chú thích từ 5 đến 9; (ii) định nghĩa chấp thuận đầu tư bao gồm các chú thích 10 và 11; (b) Điều 9.19 (Trình Khiếu kiện ra Trọng tài) (i) khoản 1: (A) điểm (a)(i)(B) bao gồm chú thích 31; (B) điểm (a)(i)(C); (C) điểm (b)(i)(B); (D) điểm(b)(i)(C); (E) đoạn cuối “với điều kiện nguyên đơn có thể trình theo điểm (a)(i)(C) hoặc (b)(i)(C) khiếu kiện về việc vi phạm thỏa thuận đầu tư chỉ khi vấn đề khiếu kiện và thiệt hại yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến đầu tư theo Hiệp định này được thành lập hoặc mua lại, hoặc được yêu cầu thành lập hoặc mua lại trên cơ sở thỏa thuận đầu tư liên quan”. (ii) khoản 2: toàn bộ khoản này bao gồm chú thích 32; (iii) khoản 3 – điểm (b): cụm “chấp thuận đầu tư hoặc thỏa thuận đầu tư”; (c) Điều 9.22 (Lựa chọn Trọng tài): khoản 5; (d) Điều 9.25 (Luật Áp dụng): khoản 2 bao gồm chú thích 35; (e) Phụ lục 9-L (Thỏa thuận Đầu tư): toàn bộ Phụ lục này 3. Chương 10 (Thương mại Dịch vụ xuyên Biên giới) Phụ lục 10-B (Dịch vụ Chuyển phát nhanh): (a) khoản 5 bao gồm chú thích 13; (b) khoản 6 bao gồm chú thích 14 4. Chương 11 (Dịch vụ Tài chính) (a) Điều 11.2 (Phạm vi điều chỉnh) – khoản 2 – điểm (b): cụm “Điều 9.6 (Tiêu chuẩn Đối xử Tối thiểu)” bao gồm chú thích 3; (b) Phụ lục 11-E: toàn bộ Phụ lục này 5. Chương 13 (Viễn thông) Điều 13.21(Giải quyết Tranh chấp Viễn thông) – khoản 1: điểm (d) bao gồm tiêu đề “Xem xét lại” và chú thích 22 6. Chương 15 (Mua sắm Chính phủ) (a) Điều 15.8 (Điều kiện Tham dự thầu): khoản 5 bao gồm chú thích 1; (b) Điều 15.24 (Đàm phán trong Tương lai) – khoản 2: cụm “Không muộn hơn ba năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định”[4] 7. Chương 18 (Sở hữu trí tuệ) (a) Điều 18.8 (Đối xử Quốc gia): hai câu cuối của chú thích 4; (b) Điều 18.37 (Đối tượng có thể được Cấp bằng Độc quyền Sáng chế): (i) khoản 2: toàn bộ khoản này;(ii) khoản 4: câu cuối cùng;
(c) Điều 18.46 (Điều chỉnh Thời hạn Bằng sáng chế do sự chậm trễ không lý do của Cơ quan cấp Bằng sáng chế): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 36 đến 39; (d) Điều 18.48 (Điều chỉnh Thời hạn Bảo hộ Sáng chế do bị rút ngắn bất hợp lý): toàn bộ Điều này bao gồm các chú thích từ 45 đến 48; (e) Điều 18.50 (Bảo hộ Dữ liệu thử nghiệm bí mật hoặc Dữ liệu bí mật khác): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 50 đến 57; (f) Điều 18.51 (Sinh phẩm): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 58 đến 60; (g) Điều 18.63 (Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích từ 74 đến 77; (h) Điều 18.68 (Các biện pháp Công nghệ Bảo vệ Quyền (TPMs)): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 82 đến 95; (i) Điều 18.69 (Thông tin Quản lý Quyền (RMI)): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 96 đến 99;(j) Điều 18.79 (Bảo hộ Tín hiệu cáp và Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được Mã hoá): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích 139 đến 146;
(k) Điều 18.82 (Chế tài pháp lý và Khu vực an toàn): toàn bộ Điều này bao gồm chú thích từ 149 đến 159; (l) Phụ lục 18-E (Phụ lục của Mục J): toàn bộ Phụ lục này; (m) Phụ lục 18-F (Phụ lục của Mục J): toàn bộ Phụ lục này 8. Chương 20 (Môi trường) Điều 20.17 (Bảo tồn và Thương mại) – khoản 5: cụm “hoặc một luật áp dụng khác” bao gồm chú thích 26 9. Chương 26 (Minh bạch hóa và Chống tham nhũng) Phụ lục 26-A (Minh bạch hóa và Công bằng thủ tục cho các Sản phẩm Dược phẩm và Thiết bị Y tế): Điều 3 (Công bằng về Thủ tục) bao gồm chú thích 11 đến 16 10. Phụ lục II Biểu cam kết của Bru-nây Đa-rút-xa-lam – 14 – khoản 3: cụm “sau khi ký Hiệp định này”[5] 11. Phụ lục IVBiểu cam kết của Ma-lai-xi-a – 3 và 4 – Phạm vi của Các biện pháp không phù hợp (sau đây gọi là “Phạm vi”): tất cả dẫn chiếu tới cụm “sau khi ký Hiệp định này”[6].
[1] Để chắc chắn hơn, không điều khoản nào trong Hiệp định này sẽ dành bất kỳ quyền nào cho một Bên không phải là Thành viên của Hiệp định.
[2] Để chắc chắn hơn, bất kỳ thỏa thuận nào của các Bên trong việc kết thúc tạm đình chỉ thực hiện sẽ chỉ áp dụng đối với một Bên khi Bên đó đã hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết. [3]Để dễ hiểu Phụ lục này, các Bên đã sử dụng dấu hai chấm để diễn tả một hoặc các phần nội dung cụ thể của một điểu khoản được tạm đình chỉ. [4]Các Bên thống nhất rằng các đàm phán được quy định tại khoản 2 Điều 15.24 (Đàm phán trong Tương lai) sẽ được tiến hành không sớm hơn năm năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, trừ khi các Bên thống nhất khác. Các đàm phán đó sẽ được tiến hành theo yêu cầu của một Bên. [5]Như là kết quả của việc tạm đình chỉ, các Bên thống nhất rằng cụm “sau khi ký Hiệp định này” sẽ được hiểu là sau khi Hiệp định này có hiệu lực đối với Bru-nây Đa-rút-xa-lam. Do đó, các Bên hiểu rằng việc dẫn tới cụm “Bất kỳ biện pháp không phù hợp nào đã áp dụng hoặc duy trì” trong khoản này sẽ có nghĩa là bất kỳ các biện pháp không phù hợp đã được áp dụng hoăc duy trì sau ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Bru-nây Đa-rút-xa-lam.[6]Như là kết quả của việc tạm đình chỉ, các Bên thống nhất rằng cụm “sau khi ký Hiệp định này” sẽ được hiểu là sau khi Hiệp định này có hiệu lực đối với Ma-lai-xi-a. Do đó, các Bên hiểu rằng việc dẫn chiếu trong Phạm vi tới:
(a) “năm thứ nhất” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ nhất; (b) “các năm thứ hai và thứ ba” sẽ có nghĩa là các giai đoạn một năm thứ hai và thứ ba; (c) “năm thứ tư” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ tư; (d) “năm thứ năm” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ năm; và (e) “năm thứ sáu” sẽ có nghĩa là giai đoạn một năm thứ sáu, tính từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này đối với Ma-lai-xi-a.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản đề cập về khả năng nước Anh tham gia CPTPP
19:13' - 20/02/2018
Sẽ tốt hơn cho nước Anh nếu quốc gia này tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hơn là tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương riêng với Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP mang lại lợi ích đáng kể cho ngành nông nghiệp Canada
05:30' - 04/02/2018
CPTPP là một lời tuyên bố rõ ràng rằng Canada muốn có vị trí quan trọng hơn trên trường quốc tế khi tiếp tục xác lập nền tảng thương mại kết nối Bắc Mỹ với châu Á – Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản kiên định lộ trình thúc đẩy CPTPP bất chấp động thái mới từ Mỹ
12:36' - 26/01/2018
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ cân nhắc về việc Mỹ quay trở lại tham gia TPP theo những điều khoản "tốt hơn nhiều".
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP sẽ được ký kết tại Chile vào tháng Ba tới
19:29' - 23/01/2018
Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, 11 quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đạt một thỏa thuận sau cuộc họp kéo dài hai ngày từ 22-23/1.
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP: Các nhà đàm phán hy vọng sẽ tháo gỡ những bất đồng còn lại tại Tokyo
17:27' - 19/01/2018
Một hội nghị kéo dài hai ngày giữa các nhà đàm phán hàng đầu từ 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ diễn ra tại Tokyo từ ngày 22/1 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát
14:27'
Ngày 23/5, tại Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND tỉnh Bình Định đã thống nhất quyết nghị bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chuyển đổi trạng thái và cắt giảm tối đa thủ tục hành chính
13:47'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về phát triển kinh tế- xã hội, một số dự án luật, nghị quyết đang được cho ý kiến.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Cải cách thể chế mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
13:45'
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 4 tháng đầu năm, tình hình thế giới khó khăn, một số nền kinh tế lớn sức mua, sức bán sụt giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai các dự án thành phần Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
12:36'
Tỉnh Ninh Thuận đang dồn lực triển khai các dự án thành phần nhằm đảm bảo tiến độ cho hai dự án nhà máy điện hạt nhân, đặc biệt tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 9.500 tỷ đồng làm tuyến đường ven biển thành phố Phan Thiết
11:06'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường ven biển qua trung tâm thành phố Phan Thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ
10:23'
Từ ngày 19-22/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên ngày 22/5 đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick tại trụ sở Bộ Thương mại Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung diện tích rào chắn phục vụ khoan hầm dự án đường sắt đô thị
08:21'
Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép bổ sung diện tích rào chắn thi công và phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công hạng mục thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
08:19'
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...