“Góc khuất” đằng sau Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia – Australia
Đầu tháng này tại Indonesia, Bộ trưởng Bộ Thương mại Australia Simon Birmingham và người đồng cấp Indonesia Enggartiasto Lukita đã hoàn tất tiến trình ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia - Australia.
Tuy nhiên, trong bài viết đăng tải trên trang The Conversation, Tiến sĩ Patricia Ranald thuộc trường Đại học Sydney (Australia) nhận định những chi phí cùng lợi ích của hiệp định không được đánh giá chính xác.Điểm lại những nội dung quan trọng mà hiệp định này đã được công bố trước đó, Tiến sĩ Ranald cho biết Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã công bố một bản tóm tắt các thông tin tốt về dự báo tăng trưởng xuất khẩu của lĩnh vực nông nghiệp và giáo dục Australia, cũng như các tuyên bố hỗ trợ của đại diện ngành xuất khẩu công nghiệp. Tuyên bố này chỉ ra rằng hơn 99% hàng hóa xuất khẩu của Australia sẽ được miễn thuế vào Indonesia hoặc được tính dựa trên các thỏa thuận ưu đãi kể từ năm 2020. Indonesia đảm bảo cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho các sản phẩm chủ lực của Australia, bao gồm thịt bò sống, thịt bò đông lạnh, thịt cừu, cỏ nuôi bò, thép cuộn, các mặt hàng trái cây như cam quýt, cà rốt và khoai tây. Ngược lại, Australia cũng sẽ ngay lập tức xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với một số sản phẩm nhập khẩu hiện còn bị đánh thuế của Indonesia.Tuy vậy, cần phải nhớ rằng mọi thỏa thuận đều có người thắng và kẻ thua. "Góc khuất" nằm trong nội dung chi tiết của văn bản và sẽ chỉ được phát hành sau khi hiệp định được ký kết.*Quyền lợi của người lao động và vấn đề môi trườngTheo Tiến sĩ Ranald, đầu tiên, những điều không được nhắc tới là gì? Không có chương nào của Hiệp định cam kết rằng hai chính phủ sẽ thực thi các quyền lao động cơ bản và tiêu chuẩn môi trường theo định nghĩa được quy định trong các hiệp định của Liên hợp quốc (LHQ), cũng như bao gồm các nội dung để ngăn chặn họ tìm kiếm lợi thế thương mại bằng cách giảm các quyền và tiêu chuẩn này.Nội dung về lao động và môi trường hiện ngày càng được đưa nhiều hơn vào các chương trong nhiều thỏa thuận thương mại lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với các quốc gia thành viên như Brunei, Malaysia, Mexico, Peru và Việt Nam. Hiệp định Thương mại Tự do Australia - EU hiện đang đàm phán cũng đề cập tới những vấn đề này. Nó được xây dựng với mục đích ngăn chặn các cuộc đua “hạ đáy” quyền của người lao động và tiêu chuẩn môi trường để đáp ứng áp lực cạnh tranh do các thỏa thuận thương mại mang lại.Việc thiếu các nội dung này trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia cho thấy cả hai chính phủ đều không nghĩ rằng đây là vấn đề cần ưu tiên.*Tòa án ngoài phạm vi quốc giaHiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia bao gồm cả một nội dung gây tranh cãi, vốn đã từng được đưa vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương -tên gọi trước đây của CPTPP. Đó là điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước, trong Chương 14, phần B.Thỏa thuận trao quyền đặc biệt cho các tập đoàn nước ngoài, được phép bỏ qua các tòa án địa phương và kiện chính phủ đòi bồi thường lên tới hàng triệu USD tại các tòa án thuộc nước thứ ba nếu họ tin rằng có sự thay đổi trong luật hay chính sách, gây tổn hại cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.*Xuất khẩu lao động thời vụĐiều 12.9 của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia cam kết Australia sẽ cung cấp cho Indonesia thêm 4.000 thị thực làm việc thời vụ và tạo thêm nhiều hơn nữa các thương vụ đàm phán dành cho các nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng khác trong vòng ba năm tới.Không giống lực lượng lao động xuất khẩu dài hạn, vốn có quyền tương tự các lao động khác, lao động thời vụ và các nhà cung cấp dịch vụ việc làm theo hợp đồng ngắn hạn bị ràng buộc với một nhà tuyển dụng và có thể bị trục xuất nếu mất việc. Do đó, họ rất dễ bị lợi dụng khai thác và bóc lột.Dù vậy Tiến sĩ Ranald cho rằng vẫn còn rất xa để có thể khẳng định Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia sẽ có hiệu lực thực thi. Vì theo luật thực thi, sau khi ký kết, Hiệp định sẽ phải trình lên Quốc hội Australia và Indonesia xem xét, thông qua trước khi có chính thức hiệu lực.*Trở ngại từ bầu cửTại Australia, tiến trình tiếp theo sau khi ký kết thỏa thuận là Ủy ban Thường vụ về các Hiệp ước sẽ xem xét và trình Quốc hội. Nhưng cuộc bầu cử liên bang Australia dự kiến sẽ sớm được tổ chức vào tháng Năm tới sẽ khiến Ủy ban này bị giải tán và chỉ có thể tái thiết lập sau bầu cử do đảng chiến thắng chiếm đa số.Năm ngoái, Công đảng đã phải đối mặt với rất nhiều phản ứng dữ dội từ chính các thành viên trong đảng và các hiệp hội khi công khai ủng hộ luật thi hành CPTPP, mặc dù thực tế các luật này trái ngược hoàn toàn với chính sách của Công đảng.Điều đó dẫn đến việc Australia áp dụng một chính sách thậm chí còn mạnh mẽ hơn tại hội nghị quốc gia, cũng như ban hành một dự thảo luật áp dụng cho tất cả các hiệp định đã ký kết và sẽ hình thành trong tương lai.
Theo đó, các thỏa thuận và hiệp định thương mại tự do sẽ phải được đánh giá độc lập các tác động kinh tế, xã hội và môi trường đối với tương lai của đất nước trước khi chúng được phê chuẩn. Ngoài các điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước và loại bỏ thử nghiệm thị trường lao động đối với các lao động thời vụ, các thỏa thuận bắt buộc phải có quyền cho người lao động và các yêu cầu môi trường, cũng như đòi hỏi phải đàm phán lại về những thỏa thuận chưa thực thi nếu Công đảng giành chiến thắng.Nếu Liên minh cầm quyền tiếp tục nắm đa số tại Hạ viện, nhưng không nắm quyền kiểm soát tại Thượng viện và Công đảng sẽ phải thực hiện chính sách của mình, thì lúc đó chính phủ Liên minh sẽ phải đối mặt với sự phản đối phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Indonesia – Australia từ chính Thượng viện.Nếu Công đảng chiến thắng, Đảng này sẽ phải đối mặt với áp lực thực thi các chính sách và tiến hành đánh giá độc lập, cũng như đàm phán lại các điều khoản trước khi phê chuẩn.Về phía Indonesia, đất nước cũng sẽ có cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng Tư tới, một trong những tác nhân gây cản trở cho hiệp định.Tháng 11 năm ngoài, nhiều lời chỉ trích hiệp định đã dẫn đến một vụ kiện của các nhóm xã hội dân sự, đưa đến phán quyết của Tòa án Hiến pháp Indonesia rằng Tổng thống nước này sẽ không thể phê chuẩn các hiệp định thương mại mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.Các đảng đối lập Indonesia đã tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận này. Tờ The Australian của Australia đã trích dẫn lời của ông Azam Azman Natawijana, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Thương mại Quốc hội, cho biết quá trình phê chuẩn tại Indonesia được dự đoán sẽ kéo dài./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Australia nới lỏng quy định cấp thị thực với một số nghề
11:34' - 11/03/2019
Ngày 11/3, Bộ trưởng Di trú Australia David Coleman đã công bố một số thay đổi liên quan Danh mục Nghề nghiệp khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Australia có dấu hiệu chững lại
13:45' - 06/03/2019
Các số liệu chính thức mới công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế Australia có dấu hiệu chững lại trong nửa cuối năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đề xuất dự luật kiểm soát nội dung mạng xã hội
06:30' - 06/03/2019
Theo bài viết đăng trên báo Jakarta Post, các cơ quan truyền thông Indonesia vừa đề xuất một dự luật thắt chặt kiểm soát đối với các nội dung tiêu cực phổ biến thông qua truyền thông xã hội.
-
Kinh tế Thế giới
Nhân tố Indonesia trong định hình chính sách của ASEAN
05:30' - 03/03/2019
Báo Jakarta Post số ra mới đây có đăng bài phân tích của tác giả John Lee nhận định về vai trò quốc gia nắm giữ "chìa khóa" của Indonesia trong bối cảnh ASEAN duy trì vị trí trung tâm ngoại giao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03' - 13/07/2025
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan lên kế hoạch "chống sốc" trước các "đòn thuế quan" của Mỹ
12:34' - 13/07/2025
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) vừa lên tiếng cảnh báo nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế “chưa từng có”.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu thương mại tìm mọi cách tránh bị tấn công trên Biển Đỏ
12:32' - 13/07/2025
Nhiều tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ đang phải liên tục phát đi những thông điệp trên các kênh sóng công cộng với mong muốn có thể tránh trở thành mục tiêu bị tấn công của Houthi.
-
Kinh tế Thế giới
Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương
10:44' - 13/07/2025
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear nhận định quan hệ song phương Việt Nam - Mỹ đã đạt được những tiến triển to lớn, đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 30% hàng nhập từ Mexico, cảnh báo mở rộng nếu không hợp tác chặt chẽ
09:45' - 13/07/2025
Trong một sắc lệnh công bố ngày 12/7/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 30% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:20' - 13/07/2025
Tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như lần đầu Việt Nam tham gia BRICS, Mỹ thông báo mức thuế quan mới đối với hơn 20 quốc gia, Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt ngưỡng 118.000 USD/BTC...
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.