Mong chờ “sự thay đổi lớn” sau thượng đỉnh Mỹ - Triều, liệu có quá lạc quan? (Phần 1)
Ông Trump khẳng định: “Chúng tôi rất tự hào về những gì đã diễn ra hôm nay. Chúng tôi đều muốn hành động, chúng tôi sẽ cùng tiến hành điều gì đó và chúng tôi đã phát triển một mối quan hệ rất đặc biệt. Người dân sẽ cảm thấy rất ấn tượng, họ sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề lớn và nguy hiểm của thế giới”.
Cái bắt tay lịch sử…Phát biểu với ông Kim, Tổng thống Trump nói: “Mọi thứ diễn ra tốt đẹp hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Điều này sẽ dẫn tới nhiều kết quả hơn nữa. Thật là niềm vinh dự khi làm việc với ông, đây quả thật là niềm vinh dự lớn”. Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt lần này - vốn chưa từng được nghĩ đến chỉ vài tháng trước đây - diễn ra sau khi hai nước được trang bị vũ khí hạt nhân dường như bị đẩy tới bờ xung đột hồi cuối năm 2017, khi hai bên đưa ra những tuyên bố nặng nề và ông Kim tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa.Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo đương nhiệm của hai nước và được thế giới cẩn trọng dõi theo. Phát biểu sau lễ ký kết tuyên bố chung, đứng cạnh nhà lãnh đạo Kim, ông Trump nói: “Chúng tôi sẽ gặp gỡ một lần nữa. Chúng tôi sẽ gặp gỡ nhiều lần nữa”.Ông nói rằng ông “hoàn toàn” sẵn sàng mời ông Kim - nhà lãnh đạo một chế độ bị chỉ trích về các hồ sơ vi phạm nhân quyền - tới Nhà Trắng.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim đã cam kết làm việc hướng tới việc hoàn tất phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Đồng thời, Washington cam kết cung cấp các đảm bảo an ninh cho cựu thù.… có tạo ra khác biệt?Tuy nhiên, tuyên bố chung được ký kết sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore lại không đưa ra nhiều chi tiết về cách thức đạt được mục tiêu này. Tuyên bố có đoạn: “Tổng thống Trump cam kết cung cấp các đảm bảo an ninh cho Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tái khẳng định cam kết kiên định và không thay đổi để hoàn tất việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên”.Chính vì vậy, giới phân tích chính trị cho rằng hội nghị lần này chỉ mang lại các kết quả mang tính biểu tượng và không có kết quả thực sự.Anthony Ruggiero, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ vì quốc phòng của các nền dân chủ ở Washington, nói: “Hiện vẫn chưa rõ liệu các cuộc đàm phán sau đó sẽ dẫn tới mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa hay không. Kết quả lần này giống như việc nhắc lại những gì trong các cuộc đàm phán hơn 10 năm trước và không phải bước đi lớn tiếp theo”.Tuyên bố chung của 2 nhà lãnh đạo không nhắc tới yêu cầu của Mỹ về việc “phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” - thuật ngữ để miêu tả việc từ bỏ vũ khí và cam kết tạo điều kiện cho việc thanh tra.Chuyên gia Melissa Hanham của Trung tâm Nghiên cứu Chống phổ biến Hạt nhân có trụ sở tại Mỹ viết trên Twitter rằng Triều Tiên “đã hứa hẹn việc này rất nhiều lần” và rằng hai bên “vẫn chưa nhất trí về khái niệm ‘phi hạt nhân hóa’ có nghĩa là gì”.Điều quan trọng khác là văn kiện này cũng không nhắc tới các lệnh trừng phạt quốc tế đã làm tê liệt nền kinh tế Triều Tiên bởi việc nước này theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.Nhà nghiên cứu cấp cao Li Nan tại viện nghiên cứu chính sách công Pangoal ở Bắc Kinh cho rằng cuộc gặp này chỉ mang ý nghĩa biểu tượng. Ông Li nói: “Hiện vẫn quá sớm để gọi đây là bước ngoặt trong quan hệ Mỹ-Triều”.Theo các nhà chỉ trích, thực tế cuộc họp này đồng nghĩa rằng ông Trump đang hợp pháp hóa nhà lãnh đạo Kim, người bị giới chỉ trích cho là đang điều hành chế độ dùi cui, nơi nhân quyền thường xuyên bị chà đạp.Michael Kovrig, cố vấn cấp cao về Đông Bắc Á của Nhóm Khủng hoảng, nói: “Đây là chiến thắng lớn của Kim Jong-un, người giờ đây có uy tín và thành tích lớn về mặt tuyên truyền với việc gặp gỡ trực tiếp Tổng thống Mỹ trong lúc vẫn trang bị hệ thống răn đe hạt nhân”.Tuy nhiên, nhiều thỏa thuận đạt được với Triều Tiên trước đây đã bị sụp đổ. Và vấn đề gây tranh cãi trên bàn đàm phán là phi hạt nhân hóa - một cụm từ có ý nghĩa khác nhau với 2 bên.Hiện vẫn chưa rõ liệu Bình Nhưỡng có sẵn sàng từ bỏ hạt nhân hay không, bởi đây là vũ khí mà chế độ coi là vật đảm bảo tối thượng cho sự tồn tại của họ. Trước thềm cuộc họp, các cố vấn của cả 2 nhà lãnh đạo đều vật lộn để thu hẹp các bất đồng lớn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc
12:14' - 19/06/2018
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 19-20/6.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Hoa Xã đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên thăm Trung Quốc
10:32' - 19/06/2018
Tân Hoa Xã ngày 19/6 đưa tin nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm Trung Quốc từ ngày 19-20/6.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố sẽ không bỏ lỡ cơ hội gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên
17:44' - 18/06/2018
Thủ tướng Abe khẳng định "sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào" để giải quyết vấn đề bắt cóc công dân và sẽ tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn đầu tư vào Triều Tiên
13:11' - 17/06/2018
Theo kết quả thăm dò của Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) công bố ngày 17/6, nhiều doanh nghiệp nước này muốn tham gia các dự án phát triển tại Triều Tiên, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.
-
Ý kiến và Bình luận
Các chuyên gia nhận định bước đi tiếp theo của Mỹ và Triều Tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh
19:23' - 14/06/2018
Triều Tiên có thể sẽ xúc tiến các biện pháp phi hạt nhân hóa trong vòng 2 hoặc 3 tuần sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Washington và Bình Nhưỡng tại Singapore ngày 12/6 vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên về vấn đề công dân bị bắt cóc
18:16' - 14/06/2018
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono ngày 14/6 tuyên bố nước này sẵn sàng sắp xếp các cuộc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên về vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc.
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản đang xúc tiến cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Triều
10:32' - 14/06/2018
Ngày 14/6, Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu xúc tiến một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng nước này Shinzo Abevà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 9 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.