10 năm xây dựng nông thôn mới: Phát triển nông nghiệp gắn chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Kết quả xây dựng nông thôn mới 10 năm qua của Việt Nam được đánh giá là toàn diện, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, thậm chí có thể nói là chưa từng có trong lịch sử phát triển nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên để đánh giá sâu hơn chất lượng của xây dựng nông thôn, các chuyên gia sẽ phân tích kỹ các chuyển biến trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu lao động gắn với chuyển đổi nông thôn - đô thị để định hướng rõ hơn những nhiệm vụ cần đặt ra trong giai đoạn tới.
Dưới đây là các ý kiến được phóng viên TTXVN ghi lại.
TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Tái cơ cấu theo yêu cầu thời đại Những vấn đề đặt ra trong chuyển đổi, tái cơ cấu nông nghiệp thời gian qua chưa làm được thì thời gian tới phải đặt ra để giải quyết những vấn đề của chính mình. Việt Nam đang chuyển sang thời đại khác với công nghệ rất cao, thị trường thế giới đã biến đổi nên nhiệm vụ đặt ra thời gian tới là tái cơ cấu phải theo yêu cầu thời đại, thị trường chứ không chỉ là giải quyết những vướng mắc trong 10 năm qua. Theo đó, yêu cầu của thời đại là công nghệ, thị trường thế giới. Nếu chúng ta không làm được, việc xây dựng nông thôn mới sẽ rất phiến diện và sẽ không thành công. Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn cần nguồn lực riêng. Để tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp cần phân tích đúng nguồn lực. Nguồn lực thay đổi qua các giai đoạn và các điều kiện bảo đảm vận hành. Phân bổ nguồn lực “đúng người, đúng việc” sẽ phát huy hiệu quả cao nhất. Nếu chúng ta không nhận dạng được các nguồn lực cụ thể và cần cơ chế gì thì khó có thể làm được. Bởi khi đưa công nghệ vào, vai trò của đất đai, lao động sẽ thay đổi. Về chủ thể, bây giờ thêm một yếu tố là doanh nghiệp. Cần nhận diện đúng vai trò của doanh nghiệp trong cấu trúc phát triển nông nghiệp. Doanh nghiệp ngày nay là doanh nghiệp trong thời đại hội nhập nếu không có hỗ trợ tốt thì doanh nghiệp “chưa đứng dậy đã chết”. Cơ chế vận hành phải gắn với thị trường quốc tế. Giờ thêm nhân tố buộc cơ chế phải thay đổi đó là doanh nghiệp. Do đó cần nhận dạng đúng vai trò của nông dân, doanh nghiệp, nhà nước trong thời đại mới. TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: Đem đô thị về nông thôn Nông thôn phát triển nhanh nhưng đô thị phát triển còn nhanh hơn. Nông thôn phát triển nhanh nhưng nói về đa chiều thì nông thôn ngày càng có khoảng cách với đô thị. Hiện 30% thu nhập nông thôn vẫn phụ thuộc vào đô thị nên vẫn còn tình trạng di cư ra đô thị. Điều này tạo sức ép cho cả hai phía. Thời gian tới cần xây dựng mô hình phát triển bao trùm. Tức là cả hai chu kỳ lao động cho sản xuất nông nghiệp lẫn lao động cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ đều nằm trên địa bàn nông thôn. Như vậy, lao động sẽ là lao động chất lượng cao, thu nhập cao. Điều này sẽ giúp lao động “ly nông bất ly hương”. Theo quy luật phát triển, khi đất nước hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, phần lớn lao động nông thôn sẽ chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp và hầu hết cư dân nông thôn phải trở thành thị dân. Vì thế, quá trình xây dựng nông thôn mới phải từng bước bắc được cây cầu lan tỏa phát triển kinh tế từ đô thị về nông thôn, từng bước chuyển đổi xã hội nông thôn trở thành đô thị. Ngay từ việc xây dựng tiêu chí đến quy hoạch nông thôn phải gắn liền với việc phát triển đô thị và phát triển nông nghiệp phải gắn với chuyển đổi sinh kế của lao động sang phi nông nghiệp. Do đó, đô thị cần phát triển ngay từ nông thôn. Quá trình phát triển đô thị sẽ gắn liền với phát triển nông thôn. Trong vòng 10 năm tới, tiêu chí nông nông thôn mới, phân cấp nông thôn mới không chỉ có nông thôn, mà những vùng có thể phát triển thành đô thị thì trở thành đô thị. Đi theo con đường mới, chúng ta phân cấp chức năng cho đô thị nhỏ, phát triển đô thị vệ tinh ở thành phố lớn, xây dựng các trục đường chính, phát triển công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp và đặc biệt là phát triển đô thị địa phương, đô thị hóa nông thôn. Hy vọng chúng ta sẽ có một chiến lược mới không chỉ là nông thôn, không chỉ là tái cơ cấu mà là đổi mới mô hình tăng trưởng đất nước. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường: Phát triển kinh tế tuần hoàn Để phát huy hiệu quả của sản xuất, kinh tế tuần hoàn đang trở thành một xu hướng, được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là liên minh châu Âu. Những vấn đề về quản lý và phát triển bền vững ngành nông nghiệp trước những áp lực của suy giảm tài nguyên, gia tăng chất thải và biến đổi khí hậu là thách thức đối với Việt Nam. Kinh tế tuần hoàn được xem là cách tiếp cận phù hợp cho phát triển nông nghiệp theo xu hướng phát thải bằng không đạt hiệu quả kinh tế và môi trường trong nông nghiệp. Trong bối cảnh thực hiện thể chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp là động lực trung tâm, nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân cùng tham gia thực hiện. Vai trò kiến tạo của nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển. Đó là môi trường với hệ thống luật pháp rõ ràng, lộ trình phù hợp, có các hình thức khuyến khích và chế tài rõ ràng, minh bạch. Từ đó, các mô hình kinh tế tuần hoàn tốt được khuyến khích và tạo hiệu ứng lan tỏa. Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cần dựa trên các mô hình đã có phù hợp đặc trưng của vùng miền và từng lĩnh vực của nông nghiệp. Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp kết hợp với công nghệ cao. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp ngành nông nghiệp bớt phụ thuộc vào các điều kiện thay đổi của thiên nhiên, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Đặc biệt, công nghệ cao sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm tài nguyên nước và tài nguyên đất. Trong bối cảnh mới, đây là yêu cầu tối quan trọng để duy trì nông nghiệp bền vững./. >> 10 năm xây dựng nông thôn mới: Giao thông nông thôn về đích trước hạnTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết 10 năm Chương trình xây dựng nông thôn mới
09:05' - 19/10/2019
Sáng 19/10, tại Nam Định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Triển lãm thành tựu 10 năm xây dựng nông thôn mới
17:01' - 18/10/2019
Chiều 18/10, tại Nam Định, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm thành tựu 10 năm xây dựng nông thôn mới.
-
Kinh tế & Xã hội
10 năm xây dựng nông thôn mới- Bài cuối: Tận dụng tốt yếu tố thời đại
16:27' - 18/10/2019
Bước sang một giai đoạn mới, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cũng phải thay đổi để phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
10 năm xây dựng nông thôn mới - Bài 2: Rạng ngời những miền quê
16:26' - 18/10/2019
"Mười năm trước nếu ai rời xa quê hương và hôm nay trở lại chắc chắn sẽ không nhận ra những thay đổi đến ngỡ ngàng. Quê tôi đã được khoác trên mình chiếc áo nông thôn mới!"
-
Kinh tế & Xã hội
10 năm xây dựng nông thôn mới: Bài 1: Cán đích trước hạn
16:09' - 18/10/2019
Bộ mặt nông thôn Việt Nam đã "thay da đổi thịt" sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2010-2010).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe cầu Rạch Đỉa kết nối khu Nam Tp. Hồ Chí Minh
10:24'
Sáng 28/11, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức thông xe, đưa vào khai thác công trình cầu Rạch Đỉa, vượt tiến độ 1 tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc năm 2024 đạt trên 12,7 triệu tấn
10:12'
Năm 2025, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu sản xuất khoảng 2,2 triệu ha lúa, năng suất đạt khoảng 58,8 tạ/ha, sản lượng đạt gần 13 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt trước “làn sóng” thương mại điện tử xuyên biên giới
09:17'
Với sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shopee, Lazada, TikTok Shop cùng Temu và Shein của Trung Quốc... hàng Việt đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.